Tìm hiểu nghi lễ Lên Đồng

Đăng lên

Nghi lễ Lên Đồng của Đạo Mẫu tín ngưỡng riêng của người Việt, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận

Nghi lễ Lên Đồng là hình thức trình diễn văn hóa tâm linh để ca ngợi công đức của Thánh Mẫu và các vị Thánh, các vị anh hùng dân tộc, đề cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Nghi lễ Lên Đồng:

  • Lễ nhập hồn của các vị Thánh vào thân xác các Thanh Đồng. Đây là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh để cầu nguyện sức khỏe, bình an và ban tài lộc cho mọi người.
  • Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ nhập vào thanh đồng, mỗi vị thánh nhậ được gọi là một giá đồng. Trong nghi lễ truyền thống, thường có 36 giá đồng.
  • Cứ mỗi khi hết giá, các Thanh đồng được phủ lên đầu một chiếc khăn màu đỏ để vị Thánh của giá đó rời đi, trước khi vị Thánh của giá tiếp theo nhập vào để tiếp tục nghi lễ.
  • Nghi lễ thay Trang Phục

Là một phần vô cùng quan trọng của nghi lễ, trang phục Hầu Đồng được thêu bằng tay, thể hiện sự tinh xảo và chi tiết của nghệ thuật dân gian Việt Nam trong việc mô tả tính cách, con người và nhận diện các vị Thánh.

Bên cạnh đó phần thay trang phục cho Thanh đồng trên sân khấu cũng là khoảng thời để các Thanh đồng thoát khỏi vị Thánh ở giá cũ để nhập hồn sang vị Thánh mới

  • Tán Lộc

Là một nghi lễ không thể thiếu trong buổi lên đồng, tượng trưng cho sự ban thưởng của các vị Thánh cho mọi người để mang lại sự ấm no, hạnh phúc, thể hiện nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam là sự chia sẻ TÀI LỘC vô điều kiện cho cộng đồng.

  • Âm nhạc

Chầu Văn (hát văn) là thể loại âm nhạc độc đáo và duy nhất được sinh ra từ nghi lễ Hầu Đồng. Lời hát trong chầu văn là những câu chuyện kể về Thánh Mẫu và các Thánh, các vị anh hùng dân tộc nhằm mục đích ca ngợi, tôn vinh thần tích và những chiến công của các Ngài.

Cung văn (ca sĩ) là người kể chuyện trong nghi lễ. Vì thế không thể không có hát văn trong nghi lễ hầu thánh.

Ban nhạc : Cung văn (ca sĩ): gồm 2 người.  Sáo. Trống. Đàn nguyệt. Đàn thập lục

Thanh Đồng

Thanh Đồng chính là yếu tố quan trọng nhất của nghi lễ, là những người có khả năng đặc biệt, được lựa chọn để kết nối giữa con người với thần linh.

Dựa vào sự hóa thân của từng vị Thánh, Thanh Đồng sẽ thể hiện những biểu cảm và tính cách khác nhau của các nhân vật được mô tả trong từng chương.

Hầu Dâng

Hầu Dâng là những người khéo léo và am hiểu về trang phục, phụ kiện của các giả hầu, hiểu lễ lạt, trình tự của buổi lễ. Nhiệm vụ chính của hầu dâng là thay trang phục và dâng đạo cụ lên cho Thanh Đồng (như cờ, quạt, kiếm,…)

Trong lúc Thanh Đồng đang hóa thân thì hầu dâng ngồi quỳ chân ở dưới để phụ họa theo Thanh Đồng, góp phần tạo ra sự uy nghiêm của nghi lễ, tăng tính sôi động của phần biểu diễn.

Hầu Dâng chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho Thanh Đồng thăng hoa hơn khi hóa thân trong buổi lễ.

Dâng lễ – Mẫu thiết kế của Song Hỷ Trà

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Translate »