Bài đăng trên tạp chí Tea & Coffee Trade Journal – tháng 6 – 2015. Tác giả : Mrs. Barbara Dufrene cựu Tổng thư ký của Ủy ban Trà Châu Âu và là biên tập viên của La Nouvelle Presse du Thé.
” Những ngọn đồi phía bắc của Việt Nam nằm trong khu vực rừng chè nguyên thủy của thế giới, trải dài từ Assam, Ấn Độ, tới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Chè đã được trồng và tiêu thụ như một ngành tiểu thủ công nghiệp trong khoảng ít nhất 2.000 năm, gần đây trà Việt Nam đã trở thành một ngành công nghiệp được định hướng xuất khẩu chính”.
Chú trọng vào việc cải thiện chất lượng và xây dựng một bộ hồ sơ ấn tượng, các loại chè của Việt Nam đang bắt đầu được thị trường, các loại chè của Việt Nam đang bắt đầu được thị trường chè thế giới chú ý, nhưng con đường đạt tới vị trí này thật không dễ dàn. Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ gần một ngàn năm và sau đó bị cai trị bởi các triều đại phong kiến địa phương trong khoảng một ngàn năm nữa cho đến khi trở thành một thuộc địa của Pháp vào năm 1887. Sau khi giành độc lập khỏi ách thống trị của thực dân Pháp vào năm 1945, xung đột lại tiếp diễn. Chiến tranh và bất ổn chính trị cuối cùng đã kết thúc vào năm 1975, với sự thành lập của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính sách tiến bộ trở lại với sở hữu tư nhân và động thái hướng tới một nền kinh tế thị trường tự do đã khích lệ mạnh mẽ cho người dân địa phương cần cù canh tác. Việt Nam hiện đang là nhà sản xuất hạt tiêu đen và hạt điều hàng đầu thế giới, nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, và kể từ năm 2010, trở thành nhà sản xuất chè lớn thứ năm thế giới. Trong năm 2013, theo số liệu thống kê từ Ủy ban Chè Quốc tế (ITC) có trụ sở tại London, Việt Nam đã có sản lượng 180.325 tấn
Hiệp hội Chè Việt Nam “VITAS” được thành lập tại Hà Nội vào năm 1988 dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ N.K.Phong, lúc đó là ông chủ của vườn chè khổng lồ theo mô hình nhà nước sở hữu Vinatea. VITAS đã dẫn đầu ngành công nghiệp chè mới nổi thông qua một số tình huống khủng hoảng nghiêm trọng, chẳng hạn như các mối đe dọa của nền kinh tế Việt Nam sẽ bị phá sản vào năm 1987 và sau đó là sự mất mát của khách hàng, thị trường chè của Nga vào đầu những năm 1990.
Khi Đoàn Anh Tuấn, nhà sáng lập và CEO của Công ty Thế Hệ Mới, công ty chè tư nhân lớn nhất tại Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội, được bổ nhiệm làm chủ tịch mới của VITAS năm 2010, ông đã đưa ra những giải pháp ưu tiên rõ ràng:
- Thiết lập mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với nước láng giềng của Việt Nam và nhà sản xuất chè hàng đầu thế giới, Trung Quốc, để chấm dứt áp lực cung cấp mức giá thấp nhất của họ;
- Cải thiện các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa;
- Thiết lập một thị trường xuất khẩu chất lượng cao cho chè Việt hảo hạng.
Mọi việc đang tiến triển tốt khi Việt Nam khẳng định được thứ hạng của mình với tư cách là một nhân tố quan trọng trong thị trường chè và tiếp tục chủ động xây dựng hồ sơ chất lượng chè của mình. Đánh giá đúng tiềm năng thế mạnh và hướng về phía trước cũng là chủ đề chính của Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về chè tổ chức tại thành phố Thái Nguyên vào tháng 11 năm 2011. Với sự tham dự của các đại biêu đến từ Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Pháp, cùng các thành viên của ITC, nhiều báo cáo khoa học và báo cáo kinh tế về chè đã tập trung vào các thành tựu phát triển gần đây và triển vọng tăng trưởng cao hơn tại Việt Nam. Trong nhiều năm dưới sự quản lý của nhà nước, các chỉ tiêu sản xuất đã được thiết lập chỉ dựa trên khối lượng. Với việc phát triển của các doanh nghiệp sở hữu tư nhân, hiện chiếm khoảng 46% nền sản xuất , theo dữ liệu hiện tại của VITAS, chất lượng đang trở thành một yếu tố ưu tiên hàng đầu.
Những cải thiện về mặt chất lượng
Bị coi là “chè kém chất lượng” cho đến một vài năm trước đây, việc lựa chọn giống cây trồng mới và cải thiện các công nghệ trồng trọt và chế biến đã không chỉ dẫn đến khối lượng sản xuất tăng lên mà còn làm cho chất lượng chè được năng cao hơn nhiều. Trong khi các vùng trồng chè truyền thống ở các tỉnh phía Bắc luôn sản xuất được các loại trà xanh hảo hạng cho thị trường trong nước thì các vùng chè mới đã mở rộng ra ở miền Trung và miền Nam Việt Nam trong 10 năm qua. Ngày nay, Việt Nam trồng chè ở 6 vùng miền: Tây Bắc, vùng biên giới tiếp giáp với Lào; Việt Bắc, nơi có các rừng cây chè cổ cho ra đời các loại trà tuyết nổi tiếng làm bằng tay bởi các dân tộc thiểu số địa phương; phía Đông Bắc giáp với Trung Quốc; Trung du Bắc Bộ nơi chè xanh Thái Nguyên nổi tiếng đã được thu hoạch từ những năm 1920 và khoảng 70% các loại trà có nguồn gốc từ đó; và các vùng chè mới ở Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, cụ thể là tỉnh Lâm Đồng, trong đó sản xuất chè xanh và chè Ô long (Wulong) chất lượng cao chiếm khoảng 22% sản lượng chè của cả nước.
Ngoài các nguyên liệu thực vật địa phương truyền thống hiện có, các giống chè mới đã được du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, được lựa chọn cẩn thận theo từng điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng địa phương cụ thể. Hiện tại các vùng chè này không chỉ sản xuất các loại chè chất lượng tuyệt hảo mà còn hướng đến sản lượng cao hơn. Sản lượng lá tươi bình quân cả nước năm 2010 lên tới 6.500kg/ha, đạt hiệu quả rất cao và mục tiêu tăng lên đến 8,000kg/ha vào năm 2020.
Xâm nhập vào thị trường thế giới
Là một nhân tố tương đối mới bước vào thị trường chè quốc tế (Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2017), Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài từ các nhà sản xuất chè khác có diện tích đất trồng chè hạn chế, như Đài Loan, Nhật Bản, và Ấn Độ. Do đó, chủ sở hữu đất trồng chè và nhà sản xuất chè lớn nhất thế giới, Tập đoàn McLeod Russel, có trụ sở ở Kolkata, Ấn Độ, đã mua nông trường chè hoạt động theo mô hình nhà nước cũ, Vinatea, có trụ sở tại Phú Thọ, vào năm 2008. Được các kỹ sư Nga trang bị cho hai nhà máy hiện đại vào năm 1957, các loại chè này đã được cung cấp sang thị trường Nga để trao đổi lấy xe tải và thiết bị nhà máy trong các chương trình thỏa thuận trao đổi thị trường, đã chiếm ưu thế trong suốt những năm dài của tình hữu nghị giữa các chính phủ của Đảng Cộng sản hai nước. Đổi tên thành Phú Bền, có nghĩa là “giàu có mãi mãi”, nông trường vẫn giữ một mô hình thuộc quyền quản lý đầy tham vọng và khéo léo của Iain Laing, vị tổng giám đốc người Anh từ năm 1994 đến năm 2008. Với ba nhà máy chế biến chè và hơn 1.700 ha chè bao phủ cảnh quan 600 ngọn đồi nhỏ, sản lượng hiện nay đạt khoảng 4.5000 tấn chè thành phẩm. Sản xuất chính của họ tập trung vàoloại chè đen CTC chất lượng cao nói trên cho các thị trường Ấn Độ và Anh.
Trong khi đó, công ty trồng, chế biến và xuất khẩu chè địa phương lớn nhất, Thế Hệ Mới, được Đoàn Anh Tuấn (Chủ tịch hiện tại của VITAS) thành lập vào năm 1996, sở hữu hơn 2.000ha chè, và thu mua từ một số nhà cung cấp theo hợp đồng, với 13 nhà máy chế biến sản lượng cao, họ còn đưa ra thị trường các túi trà mang thương hiệu Cozy, đứng thứ hai trên các giá siêu thị địa phương so với trà Unilever Lipton Yellow Label. Công ty Thế Hệ Mới đã công bố sản lượng xuất khẩu khoảng 20.000 tấn năm 2014, trong đó bao gồm một số loại trà được nhập khẩu để pha trộn.
Theo số liệu thống kê năm 2014 của ITC, sản lượng chè hàng năm của Việt Nam vào khoảng 90.000 tấn chè đen, khoảng 87.700 tấn chè xanh, và khoảng 3.000 tấn chè Ô long và các loại trà khác.
Sản lượng tiêu thụ nội địa truyền thống của hạt chè xanh đạt khoảng 30.000 tấn và các loại chè xanh nguyên chất từ Thái Nguyên rất được ưa chuộng, được chế biến thủ công trong sáu mươi hoặc hơn sáu mươi làng chè, được chào bán giá cao ở các sự kiện bán hàng hàng năm vào mùa thu và thường xuyên được bán hết. Các loại trà khác đáp ứng được nhu cầu về các loại trà đặc biệt là loại trà tuyết, thu hoạch từ những cây chè cổ, được gọi như vậy vì có những sợi tuyết trắng mọc trên các chồi sớm. Các giống chè quý hiếm chỉ cho một vài tấn mỗi năm, trong đó tạo một khoản thu cho dân tộc thiểu số Hmong tại địa phương.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một hệ thống đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản cầm quyền, và vẫn còn một chặng đường dài nữa để đi. Sản xuất chè là một trong những công cụ để mở đường hướng tới tự do kinh doanh, xuất khẩu và tham gia thị trường thế giới. Hơn thế nữa, cây chè đang giúp giảm nghèo ở nông thôn bằng chính phương thức sản xuất của tổ tiên, hữu cơ và bền vững ở các vùng dân tộc thiểu số. Với những nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, các loại trà Việt Nam đang trên tiến trình đạt được nhận dạng thương hiệu và giá thành tốt hơn cho các loại chè hảo hạng.