Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao thuộc Đông Bắc Bộ. Danh thắng thiên nhiên nổi tiếng là hồ Ba Bể được ghi nhận di tích lịch sử quốc gia. Năm 2011 được NESCO công nhận là khu Ramsar – Khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng của thế giới và là một trong 20 hồ nước ngọt đẹp nhất thế giới.
Bên cạnh đó Bắc Kạn còn có sản vật quý như: quýt Bạch Thông, chè shan tuyết giống lá to ở Ba Bể, Chợ Mới, Chợ Đồn
Vị trí địa lý: Bắc Kạn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Bắc Kạn có tỉnh lỵ là thành phố Bắc Kạn, cách thủ đô Hà Nội 162 km
- Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang
Diện tích toàn tỉnh: 4.860 km2
Dân số: 314.039 người (Năm 2019)
Diện tích trồng chè: 1.992,13 ha (Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản,2020)
Sản lượng & Năng xuất: Đang cập nhật
Thông tin khác:
Xã Bằng Phúc thuộc huyện Chợ Đồn là một trong những cái nôi chè shan tuyết của Bắc Kạn có độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển. Trên đường lớn mới làm vào trung tâm xã Bằng Phúc, nhiều cây chè cổ thụ mọc sát hai bên đường, dấu tích của bãi chè cổ xưa còn sót lại. Có nhiều cây chè lâu năm, gốc chè lớn vươn cao bị phá bỏ để mở con đường này. Người dân còn nhớ và tiếc lắm vườn chè cổ thụ bị bỏ để mở trạm xăng ngay trung tâm xã.
Hình ảnh cây chè Bằng Phúc
Ông Mạch Văn Tăng sống ở thôn Nà Bây, xã Bằng Phúc kể, ngày trước theo chân các già bản tìm được nhiều bãi chè cổ thân lớn và cao lắm. Đến mùa vào lấy quả và hạt về làm giống trồng gần nhà. Nhiều cây cao không trèo được phải chặt. Nay muốn tìm cây chè cổ phải đi mất một ngày vào sâu trong rừng.
Đồng bào Tày ở đây làm chè theo như cách làm trà xanh của người dân Thái Nguyên, nhưng búp trà khô lớn không xoăn nhỏ, màu xanh pha vàng, hương thơm đặc trưng, màu nước trà trong, sánh và đậm vị.
Theo dòng lịch sử, năm 1890, chính quyền thực dân Pháp chia tỉnh Thái Nguyên (cũ) thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Năm 1965, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sát nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Sau đến năm 1996, Quốc hội khoa IX ra quyết định chia tỉnh Bắc Thái tái lập tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.
Phải chăng trong suốt một thời gian dài 1965 đến 1996, trà của hai vùng này được người dân gọi chung là trà Bắc Thái và đến nay trà của Thái Nguyên vẫn có người gọi là trà Bắc Thái. Còn trà của Bắc Kạn ngày càng mai một, sản lượng chỉ phục vụ trong vùng và các vùng phía bắc như Lạng Sơn, Bắc Ninh