Vùng đất sinh ra đặc sản chè nằm ở lưu vực sông Công, dưới chân Tam Đảo được trời ban cho chất đất, ánh sáng quý, hiếm và mạch ngầm của hồ Núi Cốc. Lại còn được tưới đẫm bởi nước sông Công – Nước mắt của nàng Công thủa trước đã tạo ra một đặc sản chè riêng có. Cây chè rất phát triển, búp chè xanh tươi, mập khỏe. Khi pha nước màu xanh sáng tươi hấp dẫn, hương thơm rất đặc biệt và vị chát nhẹ rất ngon không lẫn vào đâu.
Theo tư liệu của Trại chè Phú Hộ: Nguồn gốc giống chè được lấy từ giống chè bản địa ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chè trồng bằng hạt vào vụ Đông và Xuân.
Vị trí địa lý: Thái Nguyên là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong vùng thủ đô Hà Nội
- Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình
- Phía Tây giáp huyện Đại Từ
- Phía Nam giáp thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên
- Phía Bắc giáp huyện Phú Lương
Diện tích toàn tỉnh: 3.536,4 km2
Dân số: 1.307.871 người (năm 2019)
Diện tích trồng chè: 22.399.31 ha (Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, 2020)
Sản lượng & Năng xuất:
Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đến hết năm 2020 diện tích chè trên địa bàn ước đạt 22.500 ha, năng suất chè búp tươi đạt hơn 119 tạ/ha, sản lượng 239 nghìn tấn.
Cây chè của tỉnh đang có quy mô sản xuất ổn định và gia tăng qua các năm. Ðiều đáng nói là chất lượng và giá trị sản phẩm chè không ngừng nâng cao. Theo thống kê, hiện nay thu nhập từ cây chè đạt khoảng 300 đến 500 triệu đồng/ha.
Thông tin khác
Đây là vùng chủ yếu sản xuất trà xanh, trà ở đây nổi tiếng và có rất nhiều tên gọi khác nhau như: trà móc câu, trà mốc cau, trà Thái và tên mới “trà Bắc” khi tiến vào thị trường phía Nam sau năm 1975.
Trà xanh ở đây có nhiều loại, điển hình là “Trà Mốc Cau” hay còn gọi là “Trà Móc Câu” chất lượng cao, người làm chè chỉ chọn duy nhất một búp chè vào buổi sớm mai hái đem về sao suốt thủ công. quy trình sấy chè xanh này phải thực hiện liên tục từ khi là chè hái về đến khi ra thành phẩm.
Tuyệt đỉnh nhất của dòng trà xanh nơi đây có tên rất mộc mạc và giản dị là “Trà Đinh”, cách gọi theo hình dáng của lá chè khi hái và sau khi sao xong, búp trà thẳng và nhỏ xíu màu xanh ánh lục rất đẹp.
Tứ đại danh trà đất Thái Nguyên
Thái Nguyên ngày nay có bốn vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương, La Bằng, Trại Cài và Khe Cốc được mệnh danh là Tứ danh trà đất Thái. Thường mỗi gia đình ở đây đều có vườn chè và lò sấy riêng. Chủ hộ đóng rất nhiều vai: người nông dân cần cù khi trồng và chăm sóc cây chè, người công nhân giỏi khi chế biến và một thương nhân khi bán hàng. Như vậy mỗi một vùng, mỗi một nhà đều có hương vị trà khác nhau với các bí quyết riêng.
Lịch sử vùng chè Thái Nguyên
Vào đầu thế kỷ XX, cụ Nghè Sổ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuân, người làng Trâu Lỗ nay thuộc xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ông sinh năm Đinh Mão 1867, đỗ đầu tiến sĩ khoa năm Tân Sửu 1901 đời vua Thành Thái. Sau được bổ nhiệm làm tuần phủ xứ Thái Nguyên. Chính ông đã lập một đơn vị hành chính mới là Tân Cương. Ông chiêu hiền đãi sĩ, chiêu mộ dân dưới xuôi cùng dân bản địa lập nên làng Tân Cương với nghề trồng chè mở hướng trồng trọt mới. Cụ Nghè Sổ đã được tôn vinh làm Thành Hoàng làng sống.
Một trong những người đầu tiên của làng Tân Cương là ông Đội Năm – tên thật là Vũ Văn Hiệt – sinh năm 1883 tại Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông là người đem cây chè miền trung du Phú Thọ về trồng và phát triển làng nghề. Ngày đó, xưởng trà của ông Đội Năm đã khá quy mô, có đến 40 – 50 người làm công thu hái và sao chế chè. Lấy xóm Guộc làm trung tâm, ông biến đất rừng ở đây và dọc hai bờ sông Công thành bãi chè. Về sau mở cả sang đối diện xóm Guộc bên hữu ngạn sông Công.
Như được kết duyên, cây gặp người gặp đất. Cây chè ở đây phát triển tốt. Trong lần tham gia đấu xảo đầu tiên tại Hà Nội năm 1930, trà Tân Cương lấy tên Con Hạc đã đoạt giải. Hương trà thơm cứ vậy bay xa hơn làm đắm say người mê trà cả nước.
Những đóng góp lớn lao của ông đội Năm xây dựng thành công một vùng chè, mở xưởng chế biến, kết hợp giao thương khắp ba miền đất nước đã được nhân dân tôn vinh là ông tổ ngành trà của vùng Thái Nguyên.
Tại Festival Trà Thái Nguyên lần thứ 2, Giáo sư Vũ Khiêu đã viết tặng vùng đất Tân Cương, Thái Nguyên câu đối khẳng định danh trà Thái Nguyên ngày càng vang xa.
“Hai năm chờ đợi, đường về thơm ngát vị trà hương
Ngàn năm đón chào, gió lộng tung bay cờ đại hội”.
TÍCH SÔNG CÔNG, NÚI CỐC VÀ CÂY CHÈ
(Tựa theo Bài của Phạm Quang Vinh)
Chất chè Việt nam rất ngon
Bởi mưa, bởi nắng, Việt Nam có thừa.
Đất đai đồi núi xanh rờn
Rất giầu dinh dưỡng, nên trà càng ngon.
Thế nhưng chế biến chưa “ngon”
Còn nhiều khuyết tật, khó ngon lắm à.
Lại thêm chưa biết “Keting”
Nên trà giá thấp, nghĩ “Tinh” đau đầu.
Ngày nay, thưởng trà “Cao siêu”
Chất lượng phải có, thật “Siêu” cao tầm.
Thưởng trà phải có “Văn hóa”
Uống trà như uống “hương hoa” trên đời.
Uống xong tâm tưởng nhớ đời
Sự tích, huyền thoại, một đời nhớ lâu.
Chuyện kể trai gái yêu nhau
Nàng Công chàng Cốc bên nhau phải lòng.
Cô gái xinh đẹp, nhà giầu
Chàng trai tuấn tú, nhà nghèo mái tranh.
Thế nên gia đình cản ngăn
Cô gái bị nhốt trong căn gác lầu.
Chàng trai thổi sáo chờ mong
Ngày ngày thổi mãi, héo hon cả người.
Hóa thân thành núi Cốc cao
Tình yêu cao ngất, chẳng bao giờ thành.
Cô gái than khóc đêm ngày
Nước mắt như suối, hóa thành sông Công.
Sông Công chảy quanh núi Cốc
Nàng Công chàng Cốc, đời đời bên nhau.
Thác đi mới được gần nhau
Tình yêu dương thế, nỗi đau ngàn đời.
Thủy, Sơn phong cảnh hữu tình
Lênh đênh hồ nước, núi cao soi mình.
Đất lành sinh một loài cây
Cây chè xanh tốt, nơi này quanh năm.
Thấm đẫm nước mắt nàng Công
Lá chè vị chát, vị “Sao” ngọt lành.
Vùng chè núi Cốc sông Công
Tân Cương nổi tiếng chè xanh khắp miền.
Thưởng trà nhớ tới tình yêu
Huyền thoại Chàng Cốc, Nàng Công năm nào.
Bồng bềnh thưởng trà trên Hồ
Tình yêu huyền thoại, bồi hồi trong tim.
VÙNG CHÈ ĐẠI TỪ
Đại Từ vùng chè đẹp giầu
Nhấp nhô đồi núi, vùng chè tốt tươi.
Đường quanh thôn xóm thênh thang
Nhà nhà đỏ lửa, bắc tôn sao chè.
Đời sống khấm khá làm hè
Kinh tế hợp tác, chuỗi chè tăng cao.
Chất lượng cũng được nâng cao
Chăm sóc thu hái, chất cao hơn nhiều.
Nhiều hợp tác xã chè ngon
Giá tăng ổn định, khách mong tìm về.
Chè xanh Đại Từ nước xanh
Hương vị thơm ngát, thanh tao dịu dàng.
Xưởng chè “La Bằng” khang trang
Làm ăn công nghiệp, tiến nhanh đi đầu.
Chất lượng cũng là hàng đầu
Giá cao mấy triệu, gật đầu khách mua.
“Nhật Thức” nay cũng ngẩng đầu
Mẫu mã bao bì, nhìn âu sắc mầu.
Chất lượng cũng vươn hàng đầu
Làm ăn tất bật, đi đầu Phục Linh.
“Trần Nam” chè cũng đã nhiều
Thu gom chế biến, làm đều quanh năm.
Hàng chục tấn chè trong năm
Cuối năm bán hết, chẳng còn tồn kho.
“Tuấn Lý” làm ăn khá đều
Giữ vững chất lượng, khách đều khen ngon.
Xưởng chè tuy hẹp nhưng “sang”
Thiết bị sáng bóng, gọn gàng tinh tươm.
“Quang Minh” khách đã tìm về
Hợp tác buôn bán, chè về ninh binh.
Chợ chè La Bằng đông vui
Chè ngon giá cả cũng “vui” tăng đều.
Bà con làm chè đủ ăn
Bán chè sung túc, làm ăn tăng giầu.
Hôm nay trở lại vùng chè
Lòng đầy phấn khởi, thấy chè đi lên