Vấn sư – phần 2

Đăng lên

4. Giới thiệu bàn trà mô phỏng cây đàn nguyệt của nhà Song Hỷ Trà với nhạc sư

Dâng trà mời cụ – nhạc sư Vĩnh Bảo là một sự kiện đặc biệt của nhà Song Hỷ Trà. Lần đầu tiên chúng tôi được dâng trà cho một người đã sống xuyên 2 thế kỷ, hiện cụ đã 103 tuổi với sức khỏe dẻo dai và trí tuệ minh mẫn.

Chúng tôi mang bàn trà mô phỏng hình cây đàn nguyệt đến nhà riêng của cụ để tổ chức tiệc trà. Một bàn trà hình cây đàn nguyệt lần đầu được nằm giữa sánh vai những cây đàn cò, đàn tranh, đàn nguyệt….

Nhìn bàn trà hình mô phỏng cây đàn nguyệt, cụ đã nói: Đặc biệt.

Sau khi xem kỹ cụ góp ý thêm: tổng thể cần chỉnh phía đầu cần đàn cho cân đối.

Nhạc sư Vĩnh Bảo viết về cây đàn kìm 

Miền Nam gọi là Đàn Kìm. Chữ Kìm là phiên âm của đàn Yue-Kin Trung Quốc. Có 2 dây, 8 phím tre, 7 bực.

Đàn phím cao, khoảng phím rộng đẻ nhân. Nếu gắn thêm phím để đàn chạy chữ thì nên sử dụng đàn Xến, thùng đàn sáu hình hoa mai, cần dài, 13 phím thấp.

Đàn Kìm nhấn 3,2 và 1 bực. Liêu cộng xê.

Các loại dây đàn Kìm.

Đàn Kìm có 2 dây:

+ Dây đại số 2

+ Dây tiếu số 1

Hò xự xang xê cống tạm dịch Sol la do ré mi.

DÂY BẮC

Dây 2 Trơn Xàng (Do)

Dây 1 Trơn Liêu (Sol)

Xàng – Liêu (Do-Sol) quảng 5

Chủ âm dây 1 trơn.

Dây Bắc dùng đàn Bản vui.

DÂY BẮC OÁN

Dây 2 Xàng (Do) nâng lên 1 cung thành Xề (Ré).

Chủ âm dây 1 trơn y như dây Bắc dùng đàn bản vui, bản hơi Tàu Quang đông, ban buồn Sân khấu Cải lương như Vọng cổ, Lý con sáo, Trường tương tư…

DÂY HÒ NHÌ

Vẩn Dây Bắc Oán Chủ âm Hò (Sol) phím 1

Dùng đàn bản buồn Lý con sáo, Vọng cổ, Văn thiên Tường…

DÂY HÒ BA

Vẩn Dây Bắc Oán Chủ âm Hò (Sol) phím 2

Dùng đàn bản vui, bản buồn Sân khấu Cải lương.

DÂY HÒ TƯ

Vẩn Dây Bắc Óa Chủ âm Hò (Sol) phím 3

Dùng đàn tất cả bản vui, bản buồn Sân khấu Cải lương, Lý con sáo, Vọng cổ, bản Oán, Nam xuân, Nam ai, Đảo ngủ cung

DÂY HÒ NĂM

Vẩn Dây Bắc Oán Chủ âm Hò (Sol) phím 4

Chỉ đàn Vọng cổ hay Oán

Viết ngày 26 tháng 5 năm 2020

Nghệ sỹ Xuân Ba viết: (Trích từ nguồn FB của NSUT Xuân Ba.)

Đàn Nguyệt là đàn đại diện cho các nhạc cụ Viêt Nam ,độc đáo nhất … phím đàn cao nhất , khoảng cách các phím xa nhất ,tiếng đàn luyến láy,uyển chuyển, biến hóa khôn cùng tiêu biểu cho tính cách và văn hóa của người Việt nam ta ….

Cây đàn Nguyệt của Xuân Ba dùng để sáng tác cho bản nhạc “Tình Quân Dân” là do nhà làm đàn hiệu Cao Thanh nổi tiếng ở Hà Nội …

Cụ là người tâm huyết và rất yêu quý Xuân Ba…và cụ cũng chính là ông nội của nhạc sĩ Trọng Đài.

Nhạc sĩ – NSƯT Xuân Ba sinh năm 1940 tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ông được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 1988. Hiện nay, ông là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội.

Cây đàn nguyệt của NSUT Xuân Ba do hiệu đàn Cao Thanh làm

Trích từ FB của Dan Tranh Nguyen12 tháng 10 2020 

Gần 10 năm trước, tôi và anh Hải ( nghệ sĩ đàn và ngâm thơ, hát chèo. giáo phòng ca trù Kim Đức) hồi hộp lần mở hộp đàn Nguyệt do thầy Vĩnh Bảo đóng. Anh Hải đặt 2 cây với 2 kiểu dây to nhỏ khác nhau. Đàn làm bằng gỗ cẩm lai , để mộc, mặt bằng gỗ Kiri Nhật (Ngô đồng Nhật ). Vừa đụng tay vô đàn, âm thanh phát ra vang dễ sợ, và cũng ngọt ngào.

Khi tôi vô thăm thày Vĩnh Bảo ở Sài Gòn. Lần đó thầy mới ở bệnh viện về vì mô não. Thày nói muốn kỷ niệm cho tôi 1 cây đàn nguyệt. Tôi ngại quá, không muốn phiền thày nhưng chị Thu Anh, con gái thày nói :

Em cứ lấy đi. Kỷ niệm của thầy đấy. Mai rày sẽ không có đâu

Tôi chọn cây có mặt đàn là gỗ Maple (gỗ Phong hay Thich ) có chữ ký của thày. Cây đàn độc nhất vô nhị vì mặt đàn đuọc làm bằng 2 miếng gỗ maple ghép lại. Đó là loại gỗ làm đàn violine ở Tây mà các cây đàn do Stradivarius (thế kỷ 17 – 18 gì đó) sản xuất giờ trở thành của hiếm vì không thể ai làm ra nổi đàn hay như vậy. Các dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới đều muốn sở hữu 1 chiếc. Khi họ đi ra nuóc ngoài diễn, tiền bảo hiểm đàn lên tới cả triệu đô. Cả thế giới giờ còn it lắm (khoảng 500 chiếc). Hôm nào tôi sẽ nói về chuyện này. Rất thú vị.

   5. Âm nhạc trong thưởng trà

Nhà Song Hỷ Trà thường dùng bản Lưu Thủy Trường do đàn tranh biểu diễn từ sự tư vấn và góp ý của NSUT đàn tranh Hải Phượng để bắt đầu cho buổi thuỏng trà. Buổi thưởng trà tại nhà nhạc sư Vĩnh Bảo cũng bắt đầu như vậy.

Chắt ngoại của Cụ – Nhạc sư Vĩnh Bảo đờn bản Lưu thủy trường khởi đầu tiệc trà

Translate »