Biên soạn Mai Thục & Đỗ Đức Hiếu. Trong cuốn Điển Tích Văn Học. Một truyền thuyết khác về Trương Chi – Mỵ Nương khác với câu chuyện trong Kho tàng cổ tích Việt Nam
Trên dòng sông xanh, một con thuyền từ từ trôi; lưới đánh cá từ trên thuyền quăng xuống nước. Một tiếng sáo vẳng lên, như gió nhẹ lướt trên sông. Thuyền lặng lẽ trôi dưới mấy khóm liễu rũ xuống từ sân một lầu son xinh đẹp. Tiếng sáo ngân lên, vang dội, rồi như bay bổng, uống lượn cùng mây trắng bay. Thuyền lượn sát chân tường lầu son. Tiếng sáo từ trong thuyền càng lảnh lót, nó như rực ánh lửa, nó thiết tha, rồi tan thành một làn sương tỏa. Mỵ Nương khẽ hé cánh cửa lầu, lơ đãng nhìn chân trời. Nàng chờ đợi tiếng sáo mạnh mẽ rồi dìu dặt, xô dẩy những làn sóng rập rờn. Mỵ Nương khép hai hàng mi, lắng nghe điệu nhạc nhịp nhàng âm vang đến tận đáy lòng. Nàng mở đơi mắt thăm thẳm, tría tim như ngừng đập, nghe khúc nhạc kể một thiên diễm tình đau khổ. Chàng trai đánh cá quăng lưới, ngừng sáo. Rồi tiếng sáo lại cất lên kể nỗi niềm thương nhớ. Tiếng sáo xa dần rồi tắt hẳn. Mỵ Nương bảo cô nữ tỳ Hồng Hoa đóng cửa; nàng nhẹ bước vào phòng trong. Mỗi chiều, khi nắng chếch bên thềm, tiếng sái dìu dặt đến gần, vang lên hứa hẹn tình yêu và hạnh phúc; tiếng sáo xa dần rồi tắt hẳn; nó đi vào hư vô. Và mỗi chiều, Mỵ nương sống ngây ngất khi tiếng sáo vọng lên lầu son. Không biết bao nhiêu buổi chiều đã trôi qua. Một hôm, nàng đánh bạo hỏi cô hầu gái: “Em Hồng Hoa, tiếng sáo của ai thế em?”. Hồng Hoa buồn bã đáp: “Trương Chi đấy cô ạ!”. Từ đây, trong trái tim nàng, lúc nào cũng vẳng cái tên chàng Trương Chi. Rồi một hôm, không thấy thuyền Trương Chi, không nghe tiếng sáo Trương Chi. Chàng đi quăng lưới ở một khúc sông xa. Mỵ Nương ra vào, ngơ ngẩn. Đêm khuya trăng dãi, nàng ra hiên chờ ngóng con thuyền và tiếng sao. Sông vắng lặng. Nàng bồn chồn, hầu như không ăn, không ngủ. Đôi mắt như mở to thêm và thêm thăm thẳm. Tin Mỵ Nương ốm làm thừa tướng, cha của nàng, lo sợ. Ông mời các danh y trong vùng thăm bệnh và bốc thuốc cho con gái. Bệnh nàng ngày càng thêm nặng. Nàng gầy và xanh quá. Đôi mắt đẹp nhường ấy, nay mờ đi. Nàng hao mòn nhanh chóng như một bông hoa đến lúc héo tàn. Thừa tướng hoảng hốt, gọi Hồng Hoa gạn hỏi. Hồng Hoa mạnh dạn thưa: “Cô con nhớ tiếng sáo trên sông của Trương Chi”. Nghe mọi người khuyên, ông cho vời chàng đánh cá đến lâu đài vừa sắc thuốc, vừa thồi sáo cho con gái nghe. Chàng đến. Vẫn tiếng hôm xưa, tiếng sáo làm mê say cỏ cây, sông nước, khi khắc khoải, khi sáng rực ánh lửa tình yêu. Mỵ Nương gắng ngồi dậy; nàng nghe, nàng nhớ lại tất cả những buổi chiều rực rỡ trong tiếng sáo. Bệnh lui dần rồi biến hẳn, nhanh chóng lạ thường. Nàng bảo Hồng Hoa đỡ nàng ra thềm nghe Trương Chi thổi sáo. Bỗng nàng lùi lại, sợ hãi, một cái gì bất chợt đổ vỡ tan tành. Trương Chi dấy, chàng đen đúa, tóc bù xù, bắp tay, bắp chân to và thô lỗ, đen nhẻm. Hồng Hoa đỡ nàng vào phòng, đóng cửa lại. Từ đấy, nàng không thích nghe tiếng sáp Trương Chi nữa. Suốt ngày, cửa đóng im ỉm.
Song, cũng từ lúc thấy Mỵ Nương, dánh yểu điệu, mắt thăm thẳm, Trương Chi như chết lịm. Tiếng sáo im bặt. Chàng trở về con thuyền; chàng lại thổi sáo nhưng Mỵ Nương không nghe nữa. Tiếng sáo của chàng buồn bã; nó quằn quại, đau đớn; nó nức nở, nó là hiện thân của tuyệt vongjl nó như rướm máu. Nhưng Mỵ Nương không nghe thấy; chàng tủi phận. Một hôm, trên con thuyền trống trải, chàng cất tiếng thở than:
Kiếp này đã dở dang nhau
Thì xin kiếp khác, duyên sau lại lành.
rồi, chàng nhảy xuống dòng nước xanh tự vẫn.
Trương Chi chết, hồn của chàng nhập vào cây bạch đàn gần lầu son. Ông thừa tướng vô tình cho chặt đi, rồi thuê thợ tiện, tiện một bộ chén trà xinh đẹp. Một buổi chiều, Mỵ Nương rót trà vào chén gỗ bạch đàn. Lạ lùng thay, dưới đáy chén, hiện lên hình bóng con thuyền xinh xeo chầm chậm lượn quanh lòng chén. Rồi tiếng sáo năm xưa vẳng lên, bây giờ như oán than, gợi lại một hồi ức chứa chan tình yêu và tuyệt vọng. Mỵ Nương thương xót vô cùng; một giọt lệ của nàng sa xuống lòng chén, chén tan thành một dòng nước trong suốt.
Kể chuyện Trương Chi, nhân dân ta thường hát:
Ngày xưa có anh Trương Chi
Người thì thật xấu, hát thì thật hay.
Và nhạc sĩ Văn Cao, cách đây gần nửa thế kỷ, sáng tác một bản nhạc ảo não kể chuyện mối tình đau khổ của Trương Chi làm rung động biết bao trái tim.