Hộp trà lễ

Đăng lên

Những ngày gần đây Sài Gòn có đôi chút không khí se lạnh, một trải nghiệm dường như đã lâu lắm rồi mới cảm nhận lại được nơi đô thị sầm uất, nhuốm đầy khói bụi phương Nam.

Ngồi cùng những bạn trẻ thi thoảng ghé tôi trò chuyện, thưởng trà vào buổi sớm, khiến tôi chợt nhận ra… đông sắp đi qua và xuân đang đến gần. Tết rồi!

Nâng niu chén trà thoảng hơi ấm trên tay, các bạn nói với nhau và nói với tôi: “Có trà, có bánh, thêm đôi dĩa mứt, là y như đang ăn Tết ở quê”. Họ nhớ về quê hương!

Ở đâu cũng vậy, Tết là dịp để mỗi người con xa xứ tìm về với quê hương, cội nguồn để sum vầy, đón năm mới bên gia đình, cùng những người thân thương. Nhưng năm nay có lẽ sẽ là một mùa Tết rất khác.

Tôi đọc thấy nhiều người, phần lớn là người trẻ, chọn không về quê ăn Tết mà tiếp tục ở lại Sài Gòn làm việc, vì năm nay do dịch bệnh mà dường như chưa ai làm lụng được gì nhiều để tích góp, trang trải cuộc sống.

Đã có nhiều người chọn rời Sài Gòn từ sớm, nhưng cũng còn rất nhiều người gắng kìm nỗi nhớ quê hương mà ở lại như vậy. Và, năm nay họ xa nhà.

Tôi cũng chưa rõ dự định của mình sẽ như thế nào trong Tết nay. Chỉ là, nhâm nhi chén trà cũng khiến tôi nhớ nghĩ về quê mình, về những đồi chè tôi đã từng đặt chân đến, về những nghệ nhân làm trà tôi đã từng được gặp gỡ, về những chiếc ấm, đôi chén trà và hàng nghìn câu chuyện khác trong văn hóa trà tôi từng có cơ hội trải qua.

Có thể Tết này nhiều người không thể trở về quê hương, nên mong rằng với những sẻ chia khiêm tốn, tôi có thể ít nhiều kéo “hương vị quê hương” đến gần hơn với “những người ở lại”, bằng HỘP TRÀ LỄ đơn sơ, gồm một bình đựng trà và hai chén trà nhỏ.

Khi thiết kế bình đựng trà, tôi chọn biểu tượng lục giác, vừa có tính cổ điển, vừa là gửi gắm tinh thần của nghệ thuật thưởng trà: nhất Nước – nhì Trà – tam Pha – tứ Ấm – ngũ Trạch – lục Nhạc. Thân bình có vẽ hình bản đồ Việt Nam với đầy đủ Hoàng Sa – Trường Sa như nói lên lòng tự hào dân tộc của bất kể người Việt nào.

Cùng với hai chén trà nhỏ theo dáng chén “vại” cổ của người Việt, tôi chọn chất liệu đất Tử Sa Đại Hồng Bào – một loại đất quí trong các loại đất Tử Sa – mong rằng với mang gam màu trang nhã và cổ điển, tất cả sẽ góp phần tạo nên không gian ấm áp, gần gũi như chính gian phòng nơi vùng quê của người thưởng trà.

Bình đựng và chén trà đều do những nghệ nhân dân gian Nghi Hưng (Trung Quốc) uôn rèn, thiết kế theo ý tưởng của nghệ nhân nhà Song Hỷ Trà, để luôn đảm bảo hội đủ 5 yếu tố: Độc – Tinh – Kỹ – Hiếm – Tuyệt. Đặc biệt hơn hết là yếu tố thuần Việt.

Yếu tố này càng được biểu lộ rõ nét hơn qua “Hộp đựng” bình và chén trà. Hộp được khắc họa tranh cổ “Thảnh thơi” trên nền giấy kraf cổ điển, được nhà Song Hỷ Trà phỏng tác theo đúng nguyên tắc tác quyền.

Thổi hồn Việt vào HỘP TRÀ LỄ tất nhiên không thể thiếu những dòng trà đặc sản của Việt Nam, đảm bảo “ngon và lành” từ các vùng chè hữu cơ, đảm bảo tiêu chuẩn VietGab. Hơn hết là tất cả trà được đề xuất trong HỘP TRÀ LỄ đều được chọn lọc và thực hiện qua bàn tay vàng của nghệ nhân nhà Song Hỷ Trà, tạo sự khác biệt, lan tỏa “hương vị quê nhà” đến người thưởng trà.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự đề xuất loại trà mình yêu thích, mang đôi chút “bản sắc” cá nhân của mình, thay lời nhắn gửi yêu thương và nhắc nhớ những kỷ niệm, đến người thân thương của mình.

“Hương vị quê nhà” chính là tâm tư tôi mong muốn gửi gắm qua HỘP TRÀ LỄ lần này. Mong rằng khi bạn nhận HỘP TRÀ LỄ trên tay, cho đến khi mở ra và thưởng thức, có thể giúp bạn tạo nên một “Hương vị quê nhà” thật “thảnh thơi” tại ngay nơi bạn đang sống, chia sẻ và xoa dịu nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ trong mùa Tết đặc biệt năm nay!

Đặt mua hàng tại đây

Nghệ nhân trà truyền thống Nguyễn Ngọc Tuấn

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Translate »