Bàn trà hình ảnh cây đàn nguyệt dân tộc

Đăng lên

Đàn Nguyệt là nhạc khí dây gảy của dân tộc Việt còn gọi là đàn Kìm, đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm  vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng rằm. Đàn Nguyệt  phổ biến từ Bắc đến Nam, dễ sử dụng và hợp với tiếng nói của dân tộc.

Thùng đàn: hình tròn dẹt, đáy kín, mặt đàn không có lỗ thoát âm, đường kính 35cm đến 66,7 cm. Thành đàn cao 6,4 cm đến 7,7 cm (đàn Nguyệt Bắc) và 6,1 cm đến 6,3 cm (đàn Nguyệt Nam). Đàn Nguyệt Bắc có chiều dài khoảng 104 cm đến 106 cm đàn Nguyệt Nam khoảng từ 101cm đến 103 cm.Phím đàn: 8 phím (6 phím gắn trên cần đàn, 2 phím trên mặt đàn). Trục đàn: dùng 2 trục gỗ để xuyên ngang qua 2 bên thành đàn của đầu đàn để mắc 2 dây

Đàn Nguyệt là nhạc cụ được yêu thích nhất trong họ dây gảy của người Việt. Với đặc điểm: cần đàn dài tạo hàng phím bấm có khả năng nhấn nhá chuyển hóa cao độ âm thanh hợp với tiếng lòng, cùng kỹ thuật diễn tấu tạo ra những âm thanh ấm áp, nhưng cũng đầy khí khái, kiên định, không bi ai, sầu thảm.

Đàn Nguyệt có mặt trong các tổ chức dàn nhạc Lễ cung đình, dàn nhạc đệm cho Hát văn, trong hòa tấu Ca nhạc Thính phòng Huế (Ca Huế), Ca nhạc Tài tử Nam bộ v..v… khẳng định vị trí của nó trong lịch sử cũng như trong hiện tại của nền âm nhạc Việt Nam.

Người uống trà đều để trong lòng câu ca : Nhất nước , nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ nhạc, lục trạch. Khi thưởng chén trà  hòa mình trong tiếng nhạc là điều thú vị để chén trà thêm ngon hơn.

Nhà Song Hỷ Trà không là ngoại lệ yêu trà yêu cả tiếng tiếng đàn dân tộc, nó là phần không thể thiếu trong các buổi tiệc trà của mình. Chính sự gần gũi đó đã nẩy sinh thiết kế bàn trà dựa trên cấu tạo của cây đàn nguyệt để cùng mọi người thưởng thức.

Bàn trà được xây dựng ý tưởng từ anh Nguyễn Ngọc Tuấn người sáng lập Song Hỷ Trà và thiết kế bởi kiến trúc sư Lê Long Toàn là hai anh em, hai người bạn gắn bó với nhau đã 20 năm

Translate »