Chanoyu – Trà đạo đặc trưng văn hóa Nhật Bản. P 2

Đăng lên

Cuốn sách The Book of Chanoyu. Tea… The master key to Japan culture, tác giả Randy Channell do nhà xuất bản Tankosha phát hành 2016 Lược dịch – Andy Nguyen CA

Những bước pha trà – Qui tắc

 Pha trà với sự tôn trọng.

Trong chanoyu, chủ nhà – người mời trà pha một chén trà thực hiện một loạt các động tác theo quy tắc  được gọi là temae – các bước pha trà trước những vị khách.

Trong nghệ thuật trình diễn Nhật Bản, từng động tác pha trà – kata dùng để tập một mình hay tay đôi rất được thực hành nghiêm ngặt có qui tắc. Các qui tắc này được xem như một nghi thức như trong võ thuật.

Người mời trà bắt đầu lắng lòng vào tâm trí của họ bằng cách tập trung vào hơi thở. Sau đó, người mời trà thực hiện một loạt những động tác thuần thục một cách tự nhiên từ màn mở đầu, đến phục vụ, và cuối cùng là kết thúc.

Lau trà cụ bằng một loại vải được gọi là fukusa – một hành động tượng trưng cho sự thuần khiết. Tất cả các trà cụ được lau sạch trước khi được mang ra, nhưng người mời trà lại lọc sạch chúng một lần nữa để thể hiện sự tôn trọng và sự đánh giá cao.

Cung cách pha trà là một hình thức tiếp đãi

Phần của người mời trà:

Kiyomeru – Thanh lọc

Người mời trà bày những trà cụ sạch đẹp trước mặt khách.

Sự thanh khiết là biểu tượng cần thiết trong chanoyu

Tateru – Pha trà

Đối với một chén usucha, người mời trà bỏ vào một số lượng chính xác trà (khoảng 1.5-2g) và khoảng 50-60ml nước được đun đến 90 độ để pha ra những cốc trà chất lượng nhất cho khách.

Phục vụ

Người mời trà xoay chén trà hai lần để mặt trước của bát hướng về phía khách.

Tại sao cả người mời trà và khách lại xoay chén trà?

Người pha trà pha trà với mặt trước của cái chén (đôi khi được thể hiện bằng một đặc điểm hoặc hoa văn đáng chú ý) quay về phía anh ta. Khi trà được pha, mặt chén được được xoay để hướng về phía người khách. Những vị khách, nhận chén trà sẽ chiêm ngưỡng mặt trước của chén, sau đó  vì khiêm tốn và tôn trọng, xoay mặt bát đi để tránh uống trực tiếp vào chỗ đó.

Translate »