Chanoyu – Trà đạo đặc trưng văn hóa Nhật Bản. P 5

Đăng lên

Chadogu – Trà cụ

Chọn trà cụ rất quan trọng, nó tạo ra bối cảnh và gợi lên mùa, chủ đề của cuộc tụ họp thưởng trà

 Những cuộc gặp gỡ uống trà được dựa trên một vài chủ đề cụ thể. Chủ nhà phải để tâm đặc biệt tới việc đem những trà cụ mà gợi lên được một ý tưởng chủ đề. Một phần thích thú cho những vị khách là để họ suy ngẫm xem chủ đề mà chủ nhà đã chọn là gì.

Ví dụ, nếu buổi gặp mặt được tổ chức vào mùa hè, chủ nhà sẽ muốn đề cập tới sự mát mẻ. Việc chọn một cái chén trà nông (không sâu) và một cái muỗng múc trà với một cái tên thơ như là “sương” sẽ giúp vị khách cảm thấy mát mẻ. Những cuộc gặp tế nhị, lịch sự có xu hướng nhẹ nhàng hơn về bản chất, vì vậy chủ đề có thể sẽ phức tạp hơn để cho phép các vị khách dành thời gian cả ngày suy ngẫm về ý nghĩa của chủ đề. Những cuộc gặp thông thường (bạn bè, người thân,..) sẽ “trực tiếp” hơn và thể hiện một trái tim vui tươi hơn.

Chủ nhà đem đến nhiều loại trà cụ khác nhau về hình dạng, kích cỡ, màu sắc và chất liệu để thử và tạo ra một sự hòa hợp hoàn hảo. Hầu hết các trà cụ đó được làm thủ công truyền thống.

  Những trà cụ được dùng cho các buổi gặp mặt vào mùa hè

  1. Kama – Ấm đun nước bằng kim loại có hình dạng như núi Phú Sĩ
  2. Furo – Lò than hồng (chất liệu sứ): Unge-benibachi, lò than hồng màu phấn má hồng hình cái bát
  3. Mizusashi – Bình chứa nước bằng sứ đồ gốm sứ Nhật
  4. Natsume – Bình chứa trà bằng sơn mài)
  5. Chawan – Chén trà
  6. Chashaku – Thìa xúc trà bằng tre
  7. Chasen – Phới bằng tre
  8. Hishaku – Vá múc bằng tre
  9. Futaoki – Cái để đựng nắp bình trà bằng tre
  10. Kensui – Thau rửa nước bằng kim loại

Chawan – Chén trà

Có rất nhiều điểm để đánh giá cao trên một chén trà. Từ gốm đất kết cấu thô sơ cho đến gốm vẽ trang nhã như là gốm kiyomizu, các chén trà rất đa dạng trong chanoyu. Cái chén trong tấm hình này là gốm raku đen. Gốm raku có một sự liên kết đặc biệt với chanoyu. Một cái chén nông, được tạo ra để gợi lên sự mát mẻ và để sức nóng của trà nhanh chóng nguội đi. Bên cạnh hình dáng và kết cấu, có rất nhiều điểm trên chén trà để đánh giá cao như là kuchizukuri – miệng chén cho đến kodai – đáy chén

Chashaku – Muỗng

Chashaku có thể được coi như là một hiện thân của tinh thần của các bậc thầy về trà. Ban đầu, chashaku có lẽ được chạm khắc cho mỗi dịp và không thực sự được coi là tác phẩm nghệ thuật như bây giờ. Được truyền từ sư phụ sang đệ tử, chashaku dần dần trở thành hiện thân của người đã chạm khắc nó. Hầu hết các chashaku được thợ khắc đặt tên những cái tên thơ để phản ánh tư tưởng đằng sau sự sáng tạo của họ. Giống như thanh kiếm là dành cho samurai, đối với các nghệ nhân trà, chashaku có thể được xem là đại diện cho linh hồn của họ.

Chaire, Usuki – Hộp đựng trà

Hộp đựng trà nổi bật như là một ngôi sao ở vị trí ngồi của chủ nhà. Có rất nhiều loại hộp được dùng để đựng matcha. Hộp đựng koicha được gọi là chaire, hộp đựng usucha được gọi là natsume hoặc là usuki.

Vào thế kỉ 16, có một vài chaire được biết đến có giá trị tương đương với một lâu đài! Tùy thuộc vào hình dáng và chất liệu của nó.

Hộp đựng trà có thể được xem là một trong những trà cụ nổi bật ở trong buổi tụ họp. Các vị khách luôn luôn mong chờ để thấy hộp đựng trà được chọn bởi chủ nhà. Một vài các natsume sơn mài tuyệtđẹp cho thấy được tay nghề của người thợ cùng với thiết kế tinh xảo và sử dụng vàng chói lọi. Sen Rikyu ưa chuộng các hộp đựng làm bằng sơn mài có màu đen trơn. Được tạo ra cách đây hơn 400 năm, những thứ này vẫn còn là tiêu chuẩn cho các tác phẩm ngày nay.

Hishaku và Chashen – Muôi múc và Phới (dụng cụ đánh trà)

Những vật phẩm chỉ được dùng khi tượng trưng cho sự tinh khiết. Có một số vật phẩm được dùng trong các buổi gặp gỡ uống trà mà chỉ được dùng một lần cho dịp đặc biệt đó. Cái muôi tre để rót nước, cái phới tre để đánh trà và một số vật phẩm dùng một lần khác đại diện cho sự tinh khiết, một trong “Bốn Nguyên Tắc” của chanoyu: Hài hòa, Tôn trọng, Tinh khiết, và Yên tĩnh).

Mizushashi – Bình nước

Mizusashi có một sự hiện diện mạnh mẽ góp phần vào không khí chung. Bởi vì sự hiện diện mạnh mẽ của nó, mizusashi thông thường sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các trà cụ khác cho buổi tụ họp. Mizusashi thường sẽ không được truyền xung quanh cho các vị khách để xem, và thường sẽ ở trong phòng trà suốt thời gian tụ họp.

Mặc dù nó đa dạng về hình dạng, kích cỡ, và phong cách, mizusashi thường là một trong những trà cụ lớn nhất. Các hộp đựng thủy tinh gợi lên sự mát mẻ vào mùa hè thường không phổ biến.

Tokonoma – Hốc tường

Ở trong hốc tường sẽ được trưng bày một cuộn giấy gợi lên chủ đề của cuộc họp cùng với hoa theo mùa.

Có rất nhiều kiểu hốc tường được tìm thấy ở những nhà truyền thống của Nhật Bản. Bất kể phong cách nào, nó được thiết kế như là tiêu điểm của căn phòng. Điều này thể hiện trong phòng trà, nơi mà chủ nhà rất cẩn thận khi chọn giấy và hoa để trưng bày.

Những cuộn giấy thường là những tác phẩm được viết bởi những người có đức hạnh, như là các nghệ nhân trà vĩ đại hoặc là các nhà sư thiền. Những bông hoa này là món quà từ chủ nhà và chỉ được sử dụng một lần cho dịp đó. Các loài hoa theo mùa được hái và sắp xếp theo khái niệm của một trong “Bảy Luật của Rikyu” … “Các bông hoa phải được như chúng đang ở trên cánh đồng.”

Cái hốc tường là nơi đầu tiên mà các vị khách đến khi đến phòng trà để xem các món đồ được đặt ở đây.

Kakemono – Cuộn treo (thư pháp)

Trong chaji (những cuộc gặp mang tính quan trọng) cuộn giấy được treo ở chỗ ngồi đầu tiên và được thay thế bằng hoa ở vị trí thứ 2. Trong chakai (cuộc gặp thông thường) cả cuộn giấy và hoa đều được đặt ở trong hốc tường.

Hana & Hanaire – Hoa và bình hoa

Có ba loại bình hoa shin, gyo, và so (lịch sự, hơi lịch sự, và thông thường). Nó được chọn theo chủ đề và bầu không khí của buổi họp. Hoa của Nhật và phương Tây đều có thể dùng.

Kogo & Kamikamashiki – Hộp đựng hương và tấm lót ấm đun nước

Trong nhiều các cuộc họp mặt mang tính thông thường, thay vì đặt than, có một hộp đựng hương trưng bày được đặt lên một tấm lót ấm đun nước làm bằng giấy gấp đặc biệt.

Sự xếp đặt này chỉ được trưng bày một năm một lần

Cái hốc tường này được bố trí cho một buổi gặp mặt quan trọng để ăn mừng kuchikiri. Ngoài hoa và cuộn giấy, có một cái cái lọ cùng với lá trà được niêm yết lại ở bên trong. Phần niêm phong xung quanh miệng bình trà được cắt hở, và lá trà được lấy ra và nghiền thành matcha. Buổi lễ này được gọi là kuchikiri. Trong hình: Cuộn giấy viết: “Uống trà” bởi tu sĩ Bokudo; Hoa: Hoa trà trắng – Bình đựng hoa: Đồ đồng cũ; Bình trà: gốm Shigaraki.

Furo – Lò than hồng

Furo là lò than, được dùng từ tháng Năm đến tháng Mười. Furo thông thường được dùng vào mùa nóng, nhưng trong một số các phòng trà nó được dùng quanh năm.  Nó có thể được làm từ đồng, đất nung, hoặc sắt của Trung Quốc. Nó đa dạng về mặt thiết kế.

Ro – Lò sưởi chìm

Ro (lò sưởi chìm) được làm bằng cách cắt một phần ra khỏi sàn trải chiếu tatami. Lò sưởi chìm cung cấp lửa cho khách. Họ đánh giá cao việc đặt than vào trong lò sưởi chìm. Khung lò sưởi chìm (robuchi) màu đen tuyền trong tấm ảnh này thỉnh thoảng phản chiếu ngọn lửa đỏ trong lò sưởi.

Có hai mùa trong chanoyu và các thủ tục và trà cụ thay đổi cho phù hợp

Năm Chanoyu được chia làm hai mùa. Từ tháng Năm đến tháng Mười được gọi là mùa furo, và từ tháng Mười Một đến tháng Tư gọi là mùa ro.

Một trong “Bảy Luật của Rikyu” bảo rằng “Mùa hè gợi đến sự mát mẻ, còn mùa đông gợi đến sự ấm áp.” Chủ nhà phải chú ý để đảm bảo nhận thức về mùa của các vị khách. Vào cuối mùa furo, nhiệt độ sẽ giảm xuống vì vậy chủ nhà phải dời lửa đến gần khách hơn.

Vào tháng Mười Một, sự mở đầu của mùa ro được tổ chức như là “Năm Mới” của Chanoyu.

Translate »