Nguyên liệu đất tử sa được phân loại thành 3 loại :
- Zhuni (朱泥) là đất chu sa – Đất sét đỏ.
Loại đất này khi nung thành phẩm có màu nâu đỏ hoặc đôi khi có ánh đỏ tươi do trong đất có hàm lượng sắt rất cao.
Hết sức lưu ý để phân biệt chất đất Hồng Ni 红泥 – là một loại đất sét đỏ nhưng khác hẳn với Zhuni 朱泥 – đất chu sa.
- Zini (紫泥 ) là đất tử sa – đất sét tím.
Loại đất này khi nung sẽ có mầu màu nâu đậm ( tím ).
- Duanni (段泥 ) – Là đất nguyên khoáng có mầu vàng là chủ yếu.
Loại đất này khi nung có mầu vàng
Tại Nghi Hưng – Trung Quốc việc khai thác chất đất quí giá này để sản xuất những chiếc ấm đất nung và một số đồ dùng khác từ bao đời nay đã làm cho tên của vùng đất, tên người làm ấm được dạng danh trên khắp thế giới.
Một người nghệ nhân làm ấm đất thông hiểu rõ việc đi vào núi đào bới tìm kiếm những lớp đất tử sa – Zisha nằm ngủ yên trên các sườn núi. Họ hoan hỷ đi tìm những tầng đất nằm sâu trong lòng núi để có những chất đất chắc, mịn tuyệt hảo, đa dạng về mầu sắc làm đắm say bao người. Những lớp đất khai thác được từ núi gọi là đất sống.
Đất sống được khai thác hoàn toàn thủ công sau chuyển về xưởng của họ và tiếp tục quá trình chế biến nữa để biến những lớp đất khô cứng và chắc ấy thành một thứ đất mềm, mịn như nhưng, như lụa chịu được nhiệt độ nung tới 1.300 độ C được gọi là đất chín.
Quá trình trên là quá trình “LÀM ĐẤT” tiếp sau những người nghệ nhân,những người thợ sẽ dùng đất chín – thứ đất sét chắc, mềm và min đó đế biến chúng thành những chiếc ấm, những chiếc chén….. và vô số thứ do sự sáng tạo của họ để cho ra những sản phẩm đa dạng phục vụ cho sinh hoạt trong. Đó là quá trình “SÁNG TẠO” của người thợ, người nghệ nhân.
Đến gia đoạn kế tiếp là đem những sản phẩm đã làm từ thứ đất sét quí ấy vào lò nung. Người thợ đốt lò phải hiểu về Hỏa, Hỏa biến ra sao? để cho ra một sản phẩm hoàn chỉnh.
Cả một qui trình dài đòi hỏi hiểu thấu đáo sự việc để tạo được những chiếc ấm hoàn hảo đã cho thấy tài nghệ của nghệ nhân. Cầm trên tay chiếc ấm ta mới cảm nhật được hết những giá trị trân quí đó.
Nay do sự tiến bộ về kỹ thuật, cũng như phân chia lao động, thường rất ít người làm ấm đi khai thác đất và mở các lò lớn để nung ấm. Người ta đã chia ra Thợ Làm Đất – Thợ Đốt Lò và Người làm ấm. Việc phân chia này cũng đáp ứng được phần nào tốc độ phát triển nhanh mang dáng dấp công nghiệp hóa vào ngành thủ công truyền thống này.
Bên cạnh đó một số ít nghệ nhân làm ấm tại Nghi Hưng – Trung Quốc hiện vẫn tự mình khai thác, gia công đất , sáng tác âm và đốt lò để trao dồi kiến thức và tìm kiếm khôi phục lại những chất đất đã lưu truyền từ đời xưa nay đã hiếm đi nhiều.