Nếu bạn đã lên vùng cao, sẽ hiểu phần nào cuộc sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Những lúc đau ốm đều nhờ vào già làng, trưởng bản, thầy cúng trên bản. Trong những ngôi nhà ấn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu như một kho tàng văn hóa bản địa của vùng đất này.
Tôi đã tới Tà Xùa và may nắn được nghe giới thiệu của cô gái người Mông – Mùa Thị Gánh về cụ già làng của bản. Nhà cụ có làm thuốc để giúp người trong bản, cứ mỗi khi có người của bản bị đau người, mỏi khớp khi đi rừng hay nhẹ thì bị cảm mưa rừng tối về đều ghé nhà già làng. Cụ sẽ pha một ấm trà lớn rồi ra sau nhà hái nắm cây ngải điệp – ngải cứu, rửa sạch và vò nhẹ cho vào cái bát lớn xong đổ nước chè nóng vào. Cái thứ nước đó làm giải cảm rất nhanh, uống một bát xong là thấy nhẹ người. Còn uống vài bận đều trong tuần thì hết mỏi khớp.
Trà của cụ là loại trà rừng cổ thụ mọc ở ngay vùng Tà Xùa này nhưng được làm theo cách cổ truyền của người xưa để lại, lá chè tươi thu hoạch về sao ngay để lá chè héo rồi vò thành từng nắm thật chặt như hình con cù nhưng đầu lõm vào trong
hay hình dẹp như cái bánh giầy lớn
Nắm xong sẽ cho lên nia để sấy khô trên bếp củi. Làm xong thì cất vào hũ sành để căng lâu càng tốt. Theo cụ thì nguyên liệu tốt nhất là chọn đủ cả 3 lá chè và thu hoạch vào vụ thu hàng năm khi đất trời giao hòa.
Trà làm theo cách này là thuốc dẫn cho ngải điệp phát huy tác dụng giải cảm, chứng mỏi xương khớp, điều hòa kinh huyết của phụ nữ…
Gia đinh cụ đã chữa lành bệnh cho nhiều người dân trong bản. Nay cụ đã hai năm mươi về với ông bà tổ tiên nhưng việc làm trà, làm thuốc vẫn được giữ gìn, cụ bà và người con trai trưởng vẫn còn giữ và làm nhiều bài thuốc cổ truyền để giúp dân bản.
Tôi đã được uống thứ trà đó. Thật tuyệt vời sau một ngày đi xe và đi bộ đường dài tới đây. Cầm một bát trà lớn, mầu vàng sóng sánh, thơm mùi trà đặc trưng của vùng Tà Xùa thêm một chút khói chiều, mùi đắng của lá ngải điệp bên bếp lửa trên sàn và bắt đầu uống những ngụm trà đầu. Hương thơm vị đắng ngọt hòa hợp trong miệng, sao mà lâng lâng nhẹ nhang thế. Thật tuyệt.
Trải nghiệm đầu tiên của tôi là vậy đó – một danh trà quí còn được lưu giữ, nó thôi thúc tôi phải giới thiệu trà này về xuôi.
“Trong sách Nam dược thần hiệu của ngài đã tổng kết hơn 400 vị thuốc trong đó đều có nêu tên ngải điệp và minh trà những vị thuốc nam quí của nước Việt. Ngải cứu là vị thuốc số 23 – còn có tên gọi là Ngài Diệp vị đắng, tính hơi ấm có nhiều công dụng chữa được nhiều bệnh.
Dân gian dùng ngải cứu còn dùng điếu ngải (nhang ngải cứu) để làm sạch không khí. Các thầy thuốc sử dụng điếu ngải hơ ngoài huyệt hỗ trợ trị đau khớp, vai gáy, thần kinh tọa. Trị chứng đau đầu, mất ngủ mệt mỏi “
Và cũng mất nhiều thời gia, qua nhiều lần làm thử để điều hòa hương vị chúng tôi đã thực hiện thành công danh trà quí.
Khi làm thành công tên của danh trà được gọi nhiều cách, đơn sơ là trà nắm, hay trà ngải hay dùng mỹ từ là trà trứng rồng…. Nhưng nhà Song Hỷ trà đã lấy tên: “Tuệ Tĩnh dược trà” để tưởng nhớ tới vị thiền sư – thánh trà Việt Nam và là thần y Việt Nam đó là ngai Tuệ Tĩnh.
TUỆ TĨNH DƯỢC TRÀ của nhà Song Hỷ trà được làm từ những lá chè chọn lọc từ cây chè Shan Tuyết cổ thụ thuộc vùng Thác Tăng, Cao Bồ – Hà Giang. Đây cũng là nơi sở hữu những rừng chè Shan Tuyết cổ thụ quý hiếm của Việt Nam. Những búp non và lá chè Shan Tuyết sau khi được hái về, sau khi phơi ráo hơi sương, sẽ được sao khô, vò và ủ cùng cây ngải cứu mọc tự nhiên ở nơi đây. Tất cả các công đoạn đều được làm thủ công.
Lá chè đã ủ được nhồi và nén thành từng viên tròn như “quả trứng rồng” cẩn trọng thành từng lớp xếp chặt vào nhau. Do vậy, Tuệ Tĩnh Dược trà còn có cái tên khác là “Trà Trứng Rồng”.
Vì sao Tuệ Tĩnh Dược trà được coi là trà dược ?
Cũng như TRÀ LAM đã nhắc tới ở kỳ trước, với quá trình ôxy hóa (lên men trong khi làm trà) giúp Tuệ Tĩnh Dược trà giảm chất tannin và caffeine, và trà để lâu từ đó phát huy nhiều dược tính tốt hơn của trà và nó là chất dẫn phát huy tác dụng của ngải cứu để trị bệnh. Nước trà sóng sánh mầu vàng kim, hương thơm nhẹ nhàng đặc trưng của trà cổ thụ Hà Giang cùng hương ngải cứu quện mùi khói bếp. Nhấp ngụm trà ngọt thanh có vị the the đầu lưỡi. Bạn sẽ thấy người dịn mồ hôi sau khi uống hết chén trà thứ hai.
Công dụng : Trị cảm cúm. Trị đau nhức xương. Thanh nhiệt
“ Theo báo Sức khỏe và đời sống :
• Trong đông y Ngải cứu vị đắng, cay, tính ấm, vào kinh tỳ, can, thận, có tác dụng ôn bào cung, cầm máu, an thai, khử hàn , giảm đau.• Nghiên cứu của y học hiện đại, một số chất trong ngải cứu có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, nhờ đó cái thiện trao đổi chất, giúp da được nuôi dưỡng tốt. Chất tanin trong ngải cứu có tác dụng ngăn ngừa các mụn nước nhỏ chữa bệnh chàm và một số loại viêm da.
• Ngoài ra còn có nhiều bài thuốc khác từ ngải cứu như: Trị suy nhược cơ thể, chóng mặt, buồn nôn, cảm hàn.. “
Đặt mua hàng tại đây