Văn hóa trà không chỉ là uống trà

Đăng lên

Về văn hóa trà

Nói về văn hóa trà là nói về ẩm thực của người Việt. Cây trà và cách uống trà đã đi vào văn thơ. Uống trà đã nâng tầm lên nghệ thuật uống trà trong lời văn của Văn Cao trong tác phẩm văn học.

Chúng tôi giới thiệu bài viết về Văn hóa Trà của tác giả Phổ Tâm

Bài Phổ Tâm – Mùa Phật Đản 2014.

Lời mở đầu cuốn sách “Thiền trà và ăn chay” viết rằng:

“Đun nước sôi, cho vào vài lá trà có ngay một tách trà. Thật đơn giản. Dòng thời gian của cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi qua… Nếu bạn có một tấm lòng thương mình và thương người, niềm vui hạnh phúc sẽ tràn ngập quanh bạn. Đối với những người biết thưởng tràm trong chén trà có đủ ý nghĩa triết lí, không cần tìm ở đâu khác. Đây chính là cảnh giới của thiền trà.

Trà kết duyên với thiền. Thiền gửi gắm nơi trà một sứ mệnh đặc biệt. Uống trà là một sinh hoạt giản dị nhưng thể hiện cả một nền văn minh sâu sắc, có thể chỉ ra cho con người thấy những vấn đề cơ bản: có và không, sống và chết, tư duy và tồn tại v.v. Chính vì lẽ đó, trà đã trở thành một thức uống gắn bó nhất với nhà thiền.

Trong tách trà tự có ý thiền, từ những lá trà, búp trà xanh tươi ta có thể tìm thấy được sự tĩnh tâm và niềm hy vọng và đó cũng là ý thiền v.v”.

Không chỉ là uống trà đâu hen. Hãy bắt đầu cuộc đăng trình trở về nguồn cội an nhiên, khoáng đạt giữa sự giới hạn, gò bó vốn có của cuộc sống.

Thỉnh thoảng, đằng này ra Thiền viện Viên Chiếu, huyện Long Thành, Đồng Nai, vấn an sức khỏe và tham vấn đạo lý với hai vị trưởng bối là Ni sư trụ trì Thích nữ Như Đức và Ni sư Thích Hạnh Huệ, Thủ bốn của ngôi thiền viện ẩn dật và đầy uy nghi.

Ở Thiền viện Viên Chiếu ngày nào chư Ni cũng pha lá trà tươi được hái trong vườn, thỉnh thoảng lại pha thêm lá vối tươi cùng với trà, rồi cho chút ít lát gừng tươi. Bình trà với ba hương vị tươi mới, mộc mạc tạo ra hương vị thanh khiết vô vùng.

Cây cối được chư Ni trồng chắc cũng gần 40 năm. Nó nằm kế gian phòng khách của Ni sư trụ trì, thân vối cao to vượt hơn cả mái các gian thiền thất chung quanh đó.

văn hóa trà người Việt

Khi đằng này thưa chuyện với Ni sư trụ trì: Vì sao bình trà tươi ở thiền viện được pha ngon như vậy, chưa có nơi nào pha trà bằng nơi này?

Ni sư Như Đức cười bảo, chắc tại quí cô có “tay pha trà”.

Trà ở thiền viện cứ thế mà ngon đằm thắm, dung dị, đồng hành với chư Ni về vùng đất tre nứa để khai phá tạo dựng nên ngôi thiền viện đã có 40 năm tuổi.

Trong sách “Thiền trà và ăn chay” cũng đề cập đến Thiền trà đã viết rằng:

“Tập thiền, uống trà nhằm mục đích làm an định và sáng tỏ tâm tính. Đun ấm trà để ngưng lắng vọng tình, nâng chén trà để chiêm nghiệm ý thiền; tuy lời không bày tỏ nhưng thiền vị đều đủ cả.

Sự tu hành Tăng ni, Phật tử cốt lõi là đạt được trạng thái thanh tịnh, vô vi nên tương đồng với phẩm tính của trà. Trà và thiền hòa quyện với nhau là sự kết hợp hài hòa giữa tinh thần và vật thể.

Mối quan hệ giữa trà và thiền ngày càng khắng khít, sự bền chặt đó được khởi đầu từ xa xưa và truyền mãi đến tận bây giờ.

Trà ý chính là thiền ý, bỏ thiền ý thì ý trà cũng mất hết ý nghĩa; không biết vị của thiền thì cũng sẽ không cảm hết được vị của trà. Người tu tập sau khi giác ngộ được chân tâm, trà và thiền đều đạt đến chỗ tương thông.

Trà là khai vị của thiền, thiền trở thành mục đích của việc thưởng trà, tuy hai hình thức nhưng cùng một thể tánh, giống như sự hòa quyện giữa nước và sữa.

Uống trà không chỉ là uống trà đâu hen! Đó là Văn hóa trà!

Translate »