Vùng chè Lâm Đồng

Đăng lên

Năm 1893, khi bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra cao nguyên Lang Biang – Đà Lạt, ông đã đề nghị xây dựng một thành phố tại đây và người Pháp bắt đầu chú ý khai thác vùng đất này.

Sau khi Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, Toàn quyền Pháp đã cho thám hiểm thêm các vùng theo các hướng Đông Nam và Nam Đà Lạt như: Dran, Cầu Đất, Di Linh, Bảo Lộc vì những đất vùng này có khí hậu, khoáng chất và thổ nhưỡng rất phù hợp cho cây chè và cà phê phát triển.

Vị trí địa lý: Lâm Đồng thuộc nam Tây Nguyên là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên

  • Phía Đông Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa
  • Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận
  • Phía Tây giáp Đắk Nông
  • Phía Tây Nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
  • Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận
  • Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Diện tích:                             9.783,2 km2

Dân số:                                1.415.500 người (Năm 2019)

Diện tích trồng chè:                   10.667,41ha (Cục Chế biến & Phát triển thị trường Nông sản, 2020)

 Năng suất & Sản lượng:         Năm 2019 đạt 180.000 tấn chè búp tươi (Đài PT-TH Lâm Đồng)

Thông tin khác:

Những nhà tư sản người Pháp đầu tiên tới đây đã đem về đây nhiều giống chè, cà phê,… để thành lập những đồn điền và nhà máy chế biến đem về chính quốc. Như tại Lâm Đồng có Sở Trà Cầu Đất được khai thác vào năm 1927 tới nay vẫn hoạt động.

Ngày nay Lâm Đồng có diện tích trồng chè lớn, có rất nhiều giống chè trồng tại đây. Nhiều vùng có những cây chè shan tuyết với tuổi thọ gần 100 năm như đồi chè 6 Bis ở Cầu Đất vẫn đang khai thác. Đồi chè xanh, giống chè trung du trải dọc khắp tỉnh Lâm Đồng trồng từ những năm đầu thế kỷ XX hiện còn rất nhiều.

Vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ trước có một sự thay đổi lớn tại vùng đất Lâm Đồng. Lần đầu tiên giống chè oolong của Đài Loan du nhập về Việt Nam đã được nhân giống và phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây.

Từ những vườn ươn chè oolong của Công ty Giống Cao Nguyên, Xí nghiệp Cầu Tre… cùng với sự mở cửa đón các nhà đầu tư trồng và chế biến chè từ Đài Loan, những giống chè mới như oolong Tứ Quý, Thuần oolong, chè 27 – Kim Tuyên, chè 29 – Ngọc Thúy đã phủ rộng trên các đồi chè của Lâm Đồng.

Cây chè oolong đã gắn với tên tuổi của Lâm Đồng và mở trang sử mới cho ngành chè tại đất Lâm Đồng cũng như các vùng chè oolong ở các tỉnh phía Bắc sau này.

5 1 vote
Xếp hạng bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Translate »