Vùng chè Sơn La

Đăng lên

Tại tỉnh Sơn La, cây chè cũng đang trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập. Hai vùng sản xuất chính là Mộc Châu và Vân Hồ.

Vị trí địa lý

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc Bộ

  • Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu
  • Phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình
  • Phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên và một đoạn biên giới ngắn với tỉnh Phongsali (Lào)
  • Phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh (Lào)

Diện tích toàn tỉnh:                14.123,5km2

Dân số:                                   1.248.415 người (Năm 2019)

Diện tích trồng chè:               5.686 ha trong đó trồng mới là 214ha (Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, 2020)

Sản lượng & Năng xuất:

Sản lượng đạt 45.310 tấn với năng suất khoảng 106 tạ/ha.

Tại các vùng sản xuất chè chính như Mộc Châu, Vân Hồ, người trồng chè đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến từ trồng, thu hái, bón phân… cho nên năng suất chè búp tươi không ngừng tăng lên.

Ðến nay, ở những diện tích trồng truyền thống cho thu nhập từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ha/năm; còn với diện tích trồng được tưới bằng công nghệ nhỏ giọt cho thu hoạch từ 180 triệu đến 200 triệu đồng/ha/năm.

(Báo điện tử Nhân dân, 2021)

Thông tin khác

Danh trà Mộc Châu

Nằm trên cung đường Tây Bắc nổi tiếng với những cảnh quan kỳ vĩ, Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất vùng núi phía Bắc tỉnh Sơn La. Vẻ đẹp nơi đây mỗi mùa lại có sự khác biệt.

Cây chè Shan trồng và chế biến tại cao nguyên Mộc Châu rất có tiếng trên thị trường, đừng quên mang trà ở đây về khi đã tới khám phá vùng đất này.

Đặc tính chè shan Mộc Châu cuống to, lá dày, thủy phần cao. Nhờ kết hợp yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng và kết hợp những kinh nghiệm chế biến nên giống chè shan trên cao nguyên Mộc Châu tạo ra sản phẩm có nhiều tuyết, hương thơm mạnh và bền, vị dịu hài hòa, hậu ngọt không có vị chát xít và gắt.

Danh trà Chờ Lồng

Là một vùng chè cổ thụ không chỉ người uống trà tìm tới mà còn thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây chiêm ngưỡng những cây chè cổ thụ có tuổi trên 200 năm, mọc thành rừng xen lẫn vườn mai.

Chè Chờ Lồng đã được ghi mục chỉ dẫn địa lý từ mấy năm trước, giống chè này thuộc trà Shan Tuyết cùng với giống chè ở Tây Bắc. Cây chè ở đây mọc thẳng và cao chứ không phát tán hai bên, thân cũng nhiều mốc trắng. Hiện nay trên Chờ Lồng, người Kinh ở nhiều hơn người Mông và người Thái nên trà Chờ Lồng thuần túy chế biến theo kiểu trà xanh của người Kinh, nhưng ngược lại phẩm chất trà khác xa với trà xanh dưới xuôi bởi nội chất của lá trà nơi đây rất cao, mang lại nhiều cảm xúc cho người thưởng trà.

Cũng như nhiều vùng chè cổ thụ khác, vườn chè Chờ Lồng cũng cần phải được bảo tồn. Hiện nó đang có nguy cơ bị xâm lấn và không được chăm sóc. Những cây chè gầy guộc trong vườn gia đình nhà người Thái lâu nay  như bị bỏ hoang không thu hoạch.

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Subscribe
Notify of
guest

0 Bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
Translate »