Những cây chè có tánh linh

Đăng lên

Vùng trà Bảo Lộc xưa nay vốn nổi tiếng là nơi cung cấp sản lượng trà lớn nhất nước ta. Cũng tại nơi đây, vào những năm cuối thế kỷ 20, cây trà Oolong của Đài Loan được du nhập và trồng thử nghiệm thành công cho sản lượng và chất lượng trà không hề thua kém ở Đài Loan. Trà Oolong được lần lượt nhân giống và trồng tại các huyện lân cận như: Cầu Đất, Di Linh, Bảo Lâm… Từ đó, người ta biết đến Lâm Đồng như là quê hương của giống trà Oolong Việt Nam. Loại trà này được Đài Loan và một số nơi nhập khẩu ngược lại để họ chế biến, và sau khi thành phẩm thì sản phẩm của họ được bán ra thị trường với giá rất cao. Trà Oolong Việt Nam cũng nổi tiếng là một loại trà ngon trên thế giới.

Trong số những vùng trồng trà Oolong ở Lâm Đồng, có một nơi mà ở đó những cây trà rất đặc biệt ở  buôn Đăng Đừng  của người Châu Mạ xã Lộc Tân  huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng. Những cây trà Oolong ở đấy do thầy Thích Đồng Châu và chư tăng của chùa Di Đà trồng.

Chùa Di Đà là một ngôi chùa nhỏ ở buôn Đăng Đừng do Đại Đức Thích Đồng Châu khai sơn vào năm 2005. Ngôi chùa nằm trên triền đồi yên bình, thanh vắng, cạnh dòng thác Tam Hợp, là nơi đổ về của ba dòng suối khác nhau. Cách đó không xa là thác Đambri thơ mộng vốn nổi tiếng đã từ lâu. Thầy Đồng Châu đã sử dụng 1,2 hecta đất quanh chùa để trồng trà Oolong, vừa để có thêm việc làm cho mọi người sau những giờ tu học, vừa có thêm kinh phí trang trải những sinh hoạt phí trong chùa.

Những cây trà nơi đây, được tưới tẩm bởi nguồn nước mát lành từ thác Tam Hợp, sớm chiều được nghe tiếng chuông ngân và nghe những lời kinh kệ, được chăm sóc theo phương pháp hoàn toàn tự nhiên, đạt tiêu chuẩn sạch, nhưng chúng vẫn rất mạnh khỏe, tốt tươi hơn cả những cây trà khác trong vùng. Lá trà ở đây dày hơn, sẫm màu hơn và bóng mượt hơn, dường như trong từng cội cây, nõn lá đều ẩn chứa một sức sống tiềm tàng vi diệu. Chính vì vậy mà trà ở đây có hương vị rất đặc biệt, thơm ngon lạ thường. Phải chăng những cây trà ở đây có tánh linh, khi được nghe những lời kinh, tiếng kệ, chuông mõ sớm chiều thì chúng trở nên thanh tịnh, hương vị đậm đà, thanh thoát hơn?!

Năm 2013, trong một chuyến công tác tại vùng Bảo Lộc, duyên lành đã đưa anh Tuấn- Ấm Tử Sa đến với ngôi chùa Di Đà và gặp thầy Đồng Châu. Khi được thầy mời chén trà Oolong cây nhà lá vườn của chùa, anh Tuấn đã có ấn tượng sâu đậm về loại trà này. Được thầy chia sẻ về cách chăm sóc những cây trà Oolong nơi đây, anh đã tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của những cây trà này. Qua lời chia sẻ của thầy và sự tìm hiểu thực địa của cá nhân, anh Tuấn nhận thấy những cây trà Oolong ở đấy thật may mắn, bởi chúng được sống an nhiên dưới bầu không khí thanh tịnh của chốn thiền môn, của thiên nhiên thơ mộng, được thấm nhuần những lời pháp mầu vi diệu. Đang dạo trong vườn trà lúc chiều tà, bỗng nghe tiếng chuông chiều vọng lên, thời kinh vang xa như sưởi ấm cả đất trời Đăng Đừng, anh Tuấn hình dung mỗi búp trà non như mỗi búp tay xinh đang cung kính hướng lên Đức Phật. Ý nghĩ này làm cho anh cảm thấy xúc động trước những cây trà có tri giác, chúng trở nên như một loài vật hữu tình, với phẩm chất thanh sạch, vui sống an nhiên nơi cửa Phật. Nâng niu chiếc lá trà xanh bóng mượt, anh quyết định xây dựng thương hiệu cho loại trà đặc biệt này, đặt tên là Trà Oolong Đăng Đừng. Và thay lời tri ân cho “những cây trà biết nghe kinh”, ý tưởng về bộ sản phẩm “Trà Thơm Cúng Phật” của thương hiệu Song Hỷ Trà đã được ra đời vào năm 2014.

Vì đây là một sản phẩm trà rất đặc biệt, mang tính chất thanh cao và thấm đượm tinh thần Phật giáo từ nguồn nguyện liệu cho đến tên sản phẩm, nên quá trình thu hoạch và chế biến cũng rất cẩn trọng và khắt khe. Trà phải là những búp non được hái vào buổi sớm khi còn đọng sương mai, sau đó được chế biến một cách hoàn toàn thủ công, để giữ được độ tinh khiết và hương vị đậm đà tuyệt diệu của nó. Đặc điểm dễ nhận biết của loại trà Oolong Đăng Đừng tại chùa Di Đà là những búp trà non sau khi chế biến sẽ cuộn tròn đều và có màu xanh lục hoặc màu nâu rất bóng. Khi pha, nước ngả màu vàng sậm của nắng chiều, thơm hương quả chín, hương thơm rất sâu, uống vào cảm thấy thanh thoát cả tâm hồn. Vị của trà ngọt mát, chát nhẹ, thanh tao, tựa như hương vị an vui, giải thoát. Nâng chén trà trên tay, ta như quên hết mọi sự, an nhiên và tĩnh tại, không vướng chút bụi đời. 

Quý vị có thể tìm mua trà Oolong Đăng Đừng tại địa chỉ 491 D3, Nơ Trang Long, P.13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM, hoặc các cửa hàng trưng bày của Ấm Tử Sa Phú Quí Thổ  và Song hỷ Trà. tại 6A Lê Quí Đôn P.6 Q.3 thành phố HCM

Để khép lại bài viết về loại trà Oolong đặc biệt này, chúng tôi xin mượn lời bài thơ của Thiền sư Nhất Hạnh để tôn thêm giá trị của việc thưởng trà: “Chén trà trong hai tay Chánh niệm dâng tròn đầy Thân và tâm an trú Bây giờ và ở đây”

Tác giả Ngọc Thanh

Translate »