Arttimes – Thế kỷ XXI đưa nhân loại bước vào thời đại 4.0, tuy nhiên con người dường như càng tất bật hơn, không thể rảnh rang khi lệ thuộc vào muôn hình vạn trạng những công việc cuốn mình đi bất tận ngày tháng. Con người như thể bị mê hoặc với cảm xúc nhất thời và sống thiếu độ tĩnh tại đến kỳ lạ. Họ đã bỏ quên thú vui uống lành mạnh và phổ biến nhất thế giới: Thưởng trà.
“Lật đật thì đất cũng đè,
Những người thong thả, rượu chè quanh năm.”
Người Việt – từ Uống chè đến Thưởng trà: Người Việt có “thói quen rượu chè” từ thời Đông Hán (Bắc thuộc) và tiến cống “trà thơm” từ thời Đường, Tống. Đến thế kỷ XVII, trà mới trở thành thức uống nổi tiếng được các nhà buôn Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha chính thức mang đến phương Tây và đặc biệt Nhật Bản có công tổng hòa “khoa học vệ sinh” về thưởng trà xuyên suốt từ Đông sang Tây đầu thế kỷ XX qua cuốn Trà Thư lừng danh của Kakuzo Okakura xuất bản năm 1906. Từ đó, trà trở thành thức uống toàn cầu và xếp vị thế thứ hai sau nước – Ước tính nhân loại tiêu thụ 1 tỷ tách/ngày. Trà đã là “một phần tất yếu của cuộc sống”; phổ cập “từ quý tộc đến thôn dân” dù có thể dùng trà xanh, trà đen, trà bánh, trà bột, trà dược thảo hay chè tươi tùy vào niềm yêu mến mộ trà và nuông chiều đam mê phù hợp thể tạng của mình.
Đáng tiếc, người phương Tây năng động hiện đại uống trà như cỗ máy với ưu thế chuyên chọn trà đen và trà túi lọc tiện lợi. Người Việt xưa uống chè tươi hoặc trà xanh thật tự nhiên theo tứ khoái gây nghiện “cau trầu, rượu, chè, thuốc” với những kinh nghiệm nếm trải về chất lượng “rượu cổ be, chè đáy ấm”, hay giờ giấc nạp“rượu sớm, trà trưa” và cũng qua rượu chè, chị em có thể may mắn “lấy chồng trà rượu là tiên” hay vô phúc gặp anh chồng chỉ biết“rượu chè cờ bạc lu bù”. Tuy nhiên, một
khi nâng lên tầm Thưởng trà thì ai cũng hiểu buổi trà đó đã“thật đẹp, thật vui” – sang cả:
“Rượu Cúc sánh với Trà Lan,
Khi xem hoa nở, khi than Thúy Kiều”.
Cuốn Thưởng Trà – Thật đẹp, thật vui (Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2021) ra đời là “thông điệp dung dị và giải pháp toàn diện” hỗ trợ người đam mê trà hiểu thú vui trà ẩm trong bối cảnh người Việt làm ăn ngày càng khấm khá, một bộ phận doanh gia ưu tú giàu lên khiến việc chi tiêu cho thú vui thưởng trà là khá lớn.
Những chiếc ấm đẹp và giá trị được sử dụng hoặc nuôi dưỡng không đúng cách; những gói trà ngon bị pha sai cách khiến phẩm trà “bị khét”; nước pha tinh tế và đặc biệt món ngon nhấm nháp để trà nhân và trà chủ đồng điệu phiêu bồng – “Chill” trong không gian thưởng trà được chuẩn bị kỹ lưỡng và hòa hài âm nhạc – như thế nào sẽ được giải đáp gói trọn trong 9 phần khảo cứu cân đối lời văn và hình ảnh với kích thước sách 25x23x2,2cm, 236 trang in màu, in 1.000 cuốn với 200 ấn bản đặc biệt có đánh số dành cho người sưu tập kỹ tính và dành tặng bạn bè, thân hữu.
Tập sách được bố trí phần cân đối, hợp lý, đủ để thị phạm và gợi nhớ cho người mới đọc qua dù lơ đễnh các yếu lĩnh tối thiểu của thưởng trà. Cuốn sách như một “trà bàn” bày biện lên đó đầy đủ người uống trà biết cách thưởng trà trọn vẹn qua 4 phần đầu: Trà, Nước, Pha và Ấm. Thưởng trà không thể thiếu chủ thể là trà với tâm tình trà chủ qua không gian thưởng trà (phần 5) hòa quyện món ngon cùng trà (phần 8); rất cần khách thể xúc tác là trà nhân (phần 7) và bè bạn (phần 9) tương giao.
Nếu giới trẻ uống bia cần thấy màu nước thật đẹp mắt, chất bia tươi mát thơm ngon, mũi ngửi được hương đại mạch, lưỡi nếm vị ngon của men quyện nồng nàn hoa bia (houblon), tay cầm cốc bia nâng niu ngắm nghía, tai phải còn được nghe tiếng cụng ly rộn ràng và tiếng hô dứt điểm vui vẻ… thì thưởng trà cũng gần như thế. Trong chiều kích sâu thẳm của tác phẩm và tâm hồn tác giả, khát khao tìm cầu hình tượng Tổ thánh trà cho Trà Việt để nương tựa qua danh y Tuệ Tĩnh tuy có hơi hướng Trung Hoa nhưng dù sao cũng nhiếp dẫn cái vui tĩnh tại của thiền nhạc với giấc mơ xuân tiệm ngộ, chìm lắng miên viễn những hạt mê luân hồi – chợt một ngày ồn ã buông bỏ được hết khỏi thân tâm và hoát nhiên thanh cao, liễu thoát (phần 6).
Tại sao thưởng trà nên thật đẹp, thật vui?
Chúng ta không ngạc nhiên với bố cục sách Thưởng trà – Thật đẹp, thật vui được gợi hứng từ câu “Nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh” do bởi người
Việt Nam chịu gần 1.000 năm bị đô hộ và nhiều chục năm liền đan xen, khiến họ trở nên tự ti mặc cảm trước “món uống của người Hán” mỗi khi tụ hội “uống trà Tàu” trong những chiếc “ấm tử sa đặt mua hay ấm chén sứ nhờ Trung Hoa ký kiểu”. Phép thắng lợi tinh thần thầm kín là “đặt nước trước trà”, “đặt pha trước ấm” như Nguyễn Tuân chứng kiến chuẩn tắc uống trà của nội quý tộc triều Nguyễn cuối cùng và phản ánh rõ nét cái “Một thời vang bóng”: “Thày cho nước pha trà không gìthơm lành bằng cái thứ nước đọng trong lá sen. Mỗi lá chỉcó ít thôi. Phải gạn vét ở nhiều lá mới đủ uống một ấm”.
Nếu Thưởng trà đã gói trọn toàn bộ nội hàm qua các chương sách thì tinh thần thưởng trà nên phải thật đẹp, thật vui như một khẩn cầu. Triết học cổ Trung Hoa nói riêng, văn minh phương Đông nói chung quan niệm tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái – “Ngũ hành” (五行) là: Kim (金), Mộc (木), Thủy (水), Hỏa (火), Thổ (土). Ngũ hành trong thưởng trà, lấy hoành thổ làm trung tâm thì ấm tử sa chính là tâm điểm của quá trình uống trà được giới quý tộc, giàu có các nước đồng văn từng dùng chung sách hiền nhân viết bằng Hán ngữ thiết trí hoàn mĩ và hài hòa. Ấm tử sa đất sét “cát tím” được nhiệt hóa nung 1.300°C, rắn đanh như kim loại, đại diện thổ kết nối liên hoàn bộ hỏa lò gồm bếp gang hay đất nung với ấm đun hay cù lao đồng đặc biệt đảm bảo nước sôi mắt cua dùng làm ấm ấm trà và đánh thức trà, lửa giữ liu riu thủy nhiệt giúp trà pha trong ấm đạt đến đỉnh cao nhất. Và cuối cùng ấm tử sa kín nắp tiếp tục làm vai tròtrung tâm khi chế ra các “chén quân”hoặc thể hiện quaphái sinh của mình là hình ảnh “tống rót”không nắp -tất cả được làm bằng sứ mỏng vẽ cảnh thiên nhiên, hoa,điểu, sự tích nhằm tôn thêm thú thưởng trà – thật đẹp.
Một điểm độc đáo mà tác giả – nghệ nhân NguyễnNgọc Tuấn viết trong sách hòng toát yếu phép “thưởng trà” sẽ mãi luôn “thật đẹp, thật vui” – đó là gợi ý kiểu ấm tửsa cho người Việt! Tử sa vốn là quốc bảo Trung Hoa, là đạidiện văn minh xuyên suốt khởi nguồn từ thời Nam Tống,nổi danh qua nghệ nhân thời Minh hoàn thiện kiểu dángnhờ giao lưu các nền văn minh phương Tây, Ba Tư và phát triển cực thịnh trà cụ vào thời Thanh. Dù tinh thần Phật giáo kết nối tập quán uống trà không còn phân biệt nhưngkhát vọng sở hữu những chiếc ấm được làm từ chất đất đặc thù và kỹ thuật hoàn mỹ của người nghệ nhân truyền thừa để trà chủ luôn tự tin và hào phóng thù tiếp khách trà. Đưa ấm tử sa về Việt Nam với ký kiểu văn hóa và biểutượng đặc thù như thư pháp chữ Việt, giang sơn cẩm túhay ảnh tượng bản đồ tổ quốc bao gồm đầy đủ các quần đảo – trong đó, đặc biệt 30% thương phẩm được phép lạckhoản, như là những sản phẩm ấn triện gia công thươnghiệu Việt trong bối cảnh trà Việt, đất Việt luôn bị Trung Hoa kèn cựa – thì nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn là một quái kiệt gởi gắm hơn cả những đam mê mà anh muốn truyền bá thông điệp tự chủ, an nhiên tự tại đến người biết thưởng trà nói riêng, người Việt nói chung. Đây là phần cuốn hút thú vị nhất cuốn sách!
Trà Việt với thương gia và nhà nghiên cứu trà Nguyễn Ngọc Tuấn
Tôi thực sự ngưỡng mộ “Lão Trà” Nguyễn NgọcTuấn vì tình yêu đặc biệt của anh với Trà Việt và thái độ quyết tâm nêu cao “tinh thần Việt” trước sự “dìm hàng”của doanh gia Trung Quốc: gọi ngành Chè/Trà Việt chỉ là “trà biên mậu” và “trà bẩn” hòng kìm hãm sự pháttriển mạnh mẽ của vùng nguyên sản trà Tổ, trà cổ đãtồn tại qua nhiều nghìn năm, với hệ sinh thái 34/63 tỉnhcó hàm dưỡng cây chè. Từ một nhà buôn tốt nghiệp tài chính – kế toán, chọn “nghiệp trà” để mưu sinh, “Lão Trà” không chỉ chăm chút Công ty cổ phần 7P chuyên“sản xuất, cung ứng trà và ấm chén Việt” đa chủng loạitrong nước; cạnh tranh sòng phẳng với các đại lý “trà Tàu”đến từ Trung Quốc trên vùng Chè Thái – Hà (Tây Bắc) mà còn tích cực quảng bá rộng rãi Trà Việt ra hảingoại. Để làm được nền tảng truyền bá vững chắc choTrà Việt hội nhập, chỉ riêng hai năm duy trì Song Hỷ Trà hoạt động ổn định trong chu kỳ khủng hoảng do đại dịch Covid-19, “Lão Trà” đã xuất bản được ba cuốnsách chuyên sâu về trà: Trà Thượng ty (54 Giai thoại về trà – NXB Hồng Đức 2020), Phác thảo danh trà Việt Nam (NXB Tổng hợp TP HCM – 2020) và cuốnsách ảnh khảo cứu đặc biệt này với triết lý đơn giản của người làm trà mong muốn được “đơn giản” và “giản dị” hóa phép uống trà sâu rộng vào các giới: “hiểu rõ để thương”, nhân đôi niềm vui như tinh thần “Song Hỷ trà”.
Tôi mượn ý trong lời mở đầu của bậc tiền bối TrầnĐình Sơn – Nhà nghiên cứu văn hóa và sưu tập cổngoạn, trà cụ hàng đầu Việt Nam – để kết thúc nhữngsay sưa của tôi khi chạm tới cuốn sách làm nên “hiện tượng Nguyễn Ngọc Tuấn” năm 2021: “Đây là công trình tâm huyết của ông sau thời gian dài nghiên cứu về trà Việt. Không ngại rừng sâu, núi hiểm, tác giả đã tìm đến nhìn tận mắt, sờ tận tay các gốc trà cổ thụ trăm năm tuổi, nếm thử các nguồn nước trong giếng cổ, trên non cao dùng để pha trà từng được sử sách ghi chú. Cái lòng đam mê khảo cứu đã đẩy bước chân Nguyễn Ngọc Tuấn sang tận Nghi Hưng, Giang Tây (Trung Quốc) kết giao với nghệ nhân, chuyên gia trà cụ…”.
Trên tất cả, cuốn sách Thưởng trà – Thật đẹp, thật vuilà cuốn cẩm nang khảo cứu và thực chứng khá đầyđủ thông tin cho các bạn yêu trà sẽ không phải mất quánhiều thời giờ và tiền bạc để học hiểu ngọn ngành về trà phương Đông và nhất là trà Việt. Vui thay, quý thay!
Trương Đình Bảo Long
Arttimes – 18/02/2022
Xem bài viết gốc tại đây