Chanoyu – Trà đạo đặc trưng văn hóa Nhật Bản. P 7

Đăng lên

Cuốn sách The Book of Chanoyu. Tea… The master key to Japan culture, tác giả Randy Channell do nhà xuất bản Tankosha phát hành 2016. Lược dịch – Andy Nguyen CA

Roji – Lối đi trong vườn.

Roju dẫn đến vương quốc của trà đạo – chanoyu và mang lại cảm giác như con đường lên núi

Mặc dù khu vườn có thể nằm ở trong thành phố lớn, nó mang lại cảm giác của một con đường nhỏ đi lên núi. Roji đề cập đến chính khu vườn, và “con đường đầy sương” mà các vị khách đi qua để đến phòng trà. Không giống như một khu vườn Nhật Bản điển hình để xem, roji là nơi để khách chuẩn bị tinh thần trước khi đến phòng trà. Nó được chia ra thành vườn ngoài và vườn trong với một cái cổng để tách ra làm hai. Ở vườn ngoài, bạn sẽ thấy một cái bến chờ. Ở vườn trong, có một chậu đá và đèn lồng đá. Cây thường xanh đường trồng là chủ yếu để không phản ảnh một mùa cụ thể. Khi mà các vị khách dạo bước trong khu vườn, họ quên hết những mối quan ngại ngoài kia và loại bỏ cảm giác tự hào của họ.

Tobiishi – Bước đệm (Phiến đá để khách bước lên)

Có một ý tưởng lớn được đưa ra cho việc bố trí các phiên đá đệm để dẫn khách vào phòng trà

Chumon – Cổng giữa

Một cái cổng được xây dựng đơn giản để phân ra vườn ngoài và vườn trong.

Tsukubai và Toro

Chậu đá và lồng đèn đáChậu đá là nơi khách rửa tay và miệng trước khi vào phòng trà.

Sekimoriishi – Đá rào

Viên đá được cột bằng dây thừng đen này được đặt trên đầu của tobiishi (phiến đá đệm) để cảnh báo khách không được bước quá qua đây.

Chúng tôi xin kết thức loạt bài lược dịch Chanoyu tại đây.

Loạt bài này thực hiện để chào mừng kỷ niệm ngày Việt Nam & Nhật Bản đặt quan hệ ngọai giao tháng 9 năm 1973

Translate »