Chanoyu – Trà đạo đặc trưng văn hóa Nhật Bản. P 3

Đăng lên

Cuốn sách The Book of Chanoyu. Tea… The master key to Japan culture, tác giả Randy Channell do nhà xuất bản Tankosha phát hành 2016 Lược dịch – Andy Nguyen CA

Những vị khách mời

Kyakuburi – Hành động luôn nghĩ cho người khác. Đó là sự thể hiện của của những vị khách mời .

Những vị khách trò chuyện với chủ nhà thông qua chén trà.

Những vị khách gia nhập cùng với một thái độ đúng đắn. Vị khách đầu tiên sẽ đặt bát trà loãng xuống kế bên người khách tiếp theo, cúi đầu xuống và nói, “Cho phép tôi được uống trước”. Sau đó người khách này đặt chén trà trước mình và cúi đầu xuống người mời trà và nói, “Cảm ơn vì đã mời trà.”

Khi mà người khách chuẩn bị uống xong, họ sẽ tạo ra một tiếng xì xụp như là những giọt trà cuối cùng đã được uống hết. Đây là dấu hiệu của sự cảm kích đối với người mời trà. Mối quan hệ giữa người mời trà và khách uống trà có thể được mô tả như là một sự cho-và-nhận. Cách cư xử và giao thức có vẻ cứng nhắc, nhưng dễ hiểu nếu được xem như là một hình thức giao tiếp.

Những vị khách thưởng thức trà theo cách thể hiện lòng biết ơn tới người mời trà.

Kansha – sự tôn trọng

Nâng cốc trà bằng hai tay, khách hơi cúi đầu xuống để thể hiện sự tôn trọng. Sau đó, khách uống trà sau khi xoay nhẹ bát hai lần theo chiều kim đồng hồ.

Uống

Những vị khách thông thường sẽ uống trà với 3 ½ ngụm. Tất cả trà trong chén được uống hết.

Haiken – Xem trà cụ

Xoay bát trà lại và đặt nó lên tấm chiếu tatami để nhìn kỹ hơn từ phía trước. 

Khách xem kỹ các trà cụ sau khi uống trà.

Những vị khách luôn luôn xem kỹ và chiêm ngưỡng những chén trà và những trà cụ khác. Nghi thức cảm kích này được gọi là haiken, và là một trong những các yếu tố thú vị cho những vị khách. Haiken được thực hiện với một cảm giác biết ơn đối với người mời trà, người mà đã trân trọng chọn những trà cụ đặc biệt đó cho khách. Sự trao đổi lòng biết ơn và tôn trọng này giữa khách và chủ nhà tạo điều kiện cho mối quan hệ tương tác.

Translate »